Câu ghép có các vế biểu hiện sự tình khác loạ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 35 - 43)

(QUA TÁC PHẨM MIẾNG NGON HÀ NỘI CỦA VŨ BẰNG) 2.1 THEO LOẠI SỰ TÌNH MÀ CÁC VẾ TRONG CÂU GHÉP

2.1.2. Câu ghép có các vế biểu hiện sự tình khác loạ

2.1.2.1. Câu ghép có vế đi trước biểu hiện sự tình trạng thái, vế đi sau biểu hiện sự tình quan hệ

Trong câu ghép, nếu các vế biểu hiện các loại sự tình khác nhau, trong đó sự tình trạng thái đứng trước thì thưởng đóng vai trò là nguyên nhân hoặc điều kiện còn sự tình quan hệ thường là kết quả dựa trên cơ sở sự tình trạng thái trước nó. Ví dụ:

[] Lúc đó, trời mờ mờ chưa rõ mặt người, phố xá họa hoằn mới có dăm ba người qua lại.

[] Chính vì thế mà phong trào “phở gà xào nhân” như nhân bánh cuốn không được tiến triển mấy, và bây giờ tất cả Hà Nội chỉ còn có hai hàng làm theo phương pháp ấy.

Ở ví dụ [], phố xá họa hoằn mới có dăm ba người qua lại biểu hiện một trạng thái – sự tình mang đặc trưng [-động] và [-chủ ý], nó trở thành điều kiện dẫn đến lẽ thường là phố xá họa hoằn mới có dăm ba người qua lại. Tương tự đối với ví dụ []. Chính vì biểu đạt mối quan hệ nguyên nhân/ điều kiện – kết quả và nhận diện bằng cách suy nghĩa từng vế nên khó thay đổi vị trí của hai vế trong câu ghép theo kiểu trạng thái – quan hệ.

2.1.2.2. Câu ghép có vế đi trước biểu hiện sự tình hành động, vế đi sau biểu hiện sự tình quan hệ

Qua xét nội dung biểu đạt của sự tình ở từng vế câu ghép thì nếu vế trước biểu hiện sự tình hành động thì thường là nhằm nêu lên điều kiện dẫn đến kết quả ở vế sau biểu hiện sự tình quan hê hoặc là nhằm bổ sung, tương hỗ với sự tình được nêu ra ở vế sau nó. Ví dụ như:

[] Và tất cả những hàng phở ngon đều giữ cái bí quyết ấy rất kín đáo, y như người Tàu giữ của, vì thế cho nên trong làng ăn phở, vấn đề nước vẫn là vấn đề then chốt để cho người ta tranh luận.

Trong ví dụ này ta thấy:

Sự tình 1: tất cả những hàng phở ngon đều giữ cái bí quyết ấy rất kín đáo, y như người Tàu giữ của.

Sự tình 2: vấn đề nước vẫn là vấn đề then chốt để cho người ta tranh luận.

Rõ ràng để kết luận được nội dung sự tình ở vế sau thì nhất thiết phải dựa trên nguyên nhân được đưa ra ở sự tình nêu trong vế đầu.

[] Ăn đến đâu, mát rời rợi đi đến đấy – nhưng đó không phải thứ mát ác nghiệt của thịt bò khô ăn với đu đủ thái nhỏ trộn với lạp xường chín chương, mà là một thứ mát dịu dàng, thơm tho, bát ngát như hít cả hương thơm của một vườn rau xanh ở thôn quê vào lòng.

[] Nhưng thường thường thì hồng, cốm đưa sang nhà gái như thế vẫn là báo trước những cuộc tình duyên tươi đẹp, những đôi lứa tốt đôi cũng như hồng, cốm tốt đôi.

Ở ví dụ [] và [] thì sự tình hành động được nêu ra ở vế đầu bổ sung, tương hỗ cùng với sự tình quan hệ ở vế sau. Trong trường hợp này, phương tiện dùng để nối kết các sự tình thường là quan hệ từ hoặc dấu phẩy.

2.1.2.3. Câu ghép có vế đi trước biểu hiện sự tình quan hệ, vế đi sau biểu hiện sự tình trạng thái

Nếu như sự tình trạng thái biểu hiện các quan hệ đồng nhất, quan hệ só sánh, quan hệ nguyên nhân, quan hệ sở hữu, quan hệ vị trí,.. thì sự tình trạng thái biểu hiện đặc điểm, tính chất hay trạng thái của sự vật, tâm lí, tình cảm của con người,... Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát ngữ liệu thì chúng tôi nhận thấy nếu câu ghép biểu hiện hai sự tình khác nhau mà có sự kết hợp giữa sự tình quan hệ và sự tình trạng thái thì sự tình quan hệ thường biểu hiện quan hệ đồng nhất. Còn sự tình trạng thái thường biểu hiện trạng thái tâm lí, tình cảm của con người hay có ý bổ sung cho sự tình được đưa ra ở vế đầu biểu thị sự tình quan hệ. Ví dụ như:

[] Đây có lẽ là cửa hàng bún chả thứ nhất ở Hà Nội, vì từ trước đến nay, bún chả chỉ gánh bán rong ở đường hay bán quán ở trong chợ mà thôi.

Đối với ví dụ [], vế trước biểu hiện sự tình quan hệ đồng nhất diễn đạt kết quả còn vế sau biểu hiện sự tình trạng thái giải thích nguyên nhân cho kết quả được rút ra ở vế đầu.

[] Có thể đó chỉ là một cách nại tính, cũng như người ăn thuốc quen tiệm mà thôi; nhưng tôi nghiệm thấy rằng chả cá mà bán ở chợ hay là bán ở một phố khác phố Chả Cá, đều là không “thọ” hay là được rất ít người biết đến.

[] Vì thế có những tác phẩm hợp với thời này mà không hợp với thời kia, hay với người thời này mà không hay với người thời khác; nhưng bên cạnh những cái đó, há ta chẳng thường thấy những ánh văn gọi là “cổ điển” mới luôn luôn, mới mãi mãi, đời nọ truyền đời kia mà không lúc nào lạc hậu hay sao?

Ở ví dụ [], vế đứng trước biểu hiện sự tình quan hệ (thể hiện bằng vị tố chỉ quan hệ đồng nhất: ), được coi là tiền đề, cơ sở, vế sau biểu hiện sự tình trạng thái (thể hiện bằng vị tố chỉ trạng thái, cảm nghĩ: nghiệm) là hệ quả được suy ra từ cơ sở đó. Tương tự, ví dụ [], vế trước biểu hiện sự tình quan hệ

(thể hiện bằng vị tố chỉ quan hệ sở hữu là: có), được coi là cơ sở, tiền đề thì vế sau biểu hiện sự tình trạng thái của con người (thể hiện bằng vị tố chỉ cảm nghĩ: thấy) được xem là hệ quả được suy ra từ tiền đề đó. Như vậy, quan hệ ngữ nghĩa giữa hai sự tình là quan hệ suy lí logic cho nên không thể thay đổi vị trí (nếu không tính đến việc sử dụng quan hệ từ để kết nối hai sự tình).

2.1.2.4. Câu ghép có vế đi trước biểu hiện sự tình trạng thái, vế đi sau biểu hiện sự tình hành động

Trong câu ghép, nếu các vế biểu hiện các loại sự tình khác nhau, trong đó sự tình trạng thái đứng trước sự tình hành động thường thì sự tình trạng thái đóng vai trò là nguyên nhân hoặc điều kiện còn sự tình hành động là hệ quả suy ra từ nguyên nhân hay điều kiện đứng trước. Ví dụ như sau:

[] Bánh làm xong, người ta phết một chút mỡ rồi rắc một ít ruốc tôm lên mặt bánh.

Ở ví dụ này, “bánh làm xong” biểu hiện một trạng thái – sự tình mang đặc trưng [-động] và [-chủ ý], nó trở thành điều kiện để từ đó suy ra hành động “người ta phết một chút mỡ rồi rắc một ít ruốc tôm lên mặt bánh” mang đặc trưng [+động] và [+chủ ý]. Tương tự với các ví dụ:

[] Thế là dưới ngọn đèn ấm cúng, cơm nước và thức ăn bốc khói lên nghi ngút đã dọn ra bàn đâu vào đó cả rồi cũng mặc để đó cho các con ăn, còn chúng mình thì mặc quần áo, đi một chút đi!

[] Thứ bánh này quấy ở nồi xong được múc vào trong những cái đĩa đàn to bằng bàn tay đứa trẻ, đến khi nguội và ráo, người ta bóc ra rồi tãi trên mẹt lót lá chuối để đem bán một đồng vài bốn chiếc cho khách hàng.

[] Một buổi chiều mùa đông, hoa rét trở về với mưa xanh, gió thu, anh bước vào nhà tự nhiên thấy ngào ngạt một mùi thơm.

Còn ở ví dụ sau đây, “ông lại thích vừa tái vừa chính thì trước khi tưới nước dùng” biểu hiện một trạng thái – sự tình [-động] và [-chủ ý], nó trở

trong một cái bát ô tô, bày lên trên cùng rồi mới rưới nước dùng sau” của chủ thể “anh Tráng” – sự tình mang đặc trưng [+động] và [+chủ ý].

[] Nếu ông lại thích vừa tái vừa chính thì trước khi tưới nước dùng, anh Tráng vốc một ít thịt tái đã thái sẵn để ở trong một cái bát ô tô, bày lên trên cùng rồi mới rưới nước dùng sau.

Trong những ví dụ nếu trên, sự tình trạng thái biểu hiện ở vế đi trước nêu ra nguyên nhân, điều kiện, tạo phông nền cho sự tình hành động xuất hiện. Điều này hướng trọng tâm câu ghép vào sự tình được nêu ở vế sau của câu ghép.

2.1.2.5. Câu ghép có vế đi trước biểu hiện sự tình tư thế, vế đi sau biểu hiện sự tình trạng thái

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy chỉ có một trường hợp duy nhất câu ghép có vế trước biểu hiện sự tình tư thế còn vế sau biểu hiện sự tình trạng thái. Như vậy, đây là kiểu quan hệ không phổ biến. Đó là ví dụ:

[] Chẳng nói xa xôi làm gì, vợ chồng con cái ngồi thưởng thức với nhau một bát hẩu lốn thật ngon, thật nóng, ngay lúc ấy cả nhà cũng đã thấy vui ra phá.

Xét ví dụ, nếu vế đầu đưa ra sự tình tư thế “ngồi thưởng thức với nhau một bát hẩu lốn thật ngon” của chủ thể “vợ chồng con cái” là điều kiện thì vế sau là sự tình trạng thái “thấy vui ra phá” là hệ quả được suy ra từ sự tình đề cập trước đó. Chủ thể ở vế sau tương đồng hay nói đúng hơn là một cách nói khác của chủ thể được đưa ra ở vế đầu. Như vậy, trong ví dụ duy nhất này, hai sự tình biểu hiện ở hai vế của câu ghép cùng của một chủ thể.

2.1.2.6. Câu ghép có vế đi trước biểu hiện sự tình quan hệ, vế đi sau biểu hiện sự tình hành động

Quá trình khảo sát ngữ liệu cho thấy, bên cạnh câu ghép biểu hiện mối quan hệ hành động – quan hệ thì còn có mô hình quan hệ - hành động mà mô

hình sau thường phổ biến hơn. Lúc này, quan hệ thường gặp giữa hai sự tình là quan hệ nguyên nhân – hệ quả. Ví dụ như:

[] Đặc biệt là hàng nào cũng có một cái đòn gánh cong hai đầu; người bán hàng bước thoăn thoắt hai cái thúng đu đưa, trông thật trẻ và thật...đĩ!

[] Vì rươi là một món ăn hiếm có trong một năm lại được người ta yêu chuộng, nên nhiều nhà tìm cách giữ rươi để có thể biếu xén bạn bè, quyến thuộc ở xa hay là giữ để ăn dần, thỉnh thoảng một chút, cho sướng ông thần khẩu.

[] Đó là một món quà cổ kính, có thể bảo là quê mùa được, nhưng tôi đố ai trông thấy một mẹt bún riêu của người bán hàng dâng lên trong khói xanh nghi ngút mà lại không thèm và bảo “quà Việt Nam rẻ, không cầu kì mà quả là ăn ngon ra dáng!

Trong các ví dụ trên, nếu vế đầu biểu hiện sự tình quan hệ thì vế sau biểu hiện sự tình hành động. Đây là hai sự tình hoàn toàn khác biệt, mỗi sự tình có một cấu trúc vị tố - tham thể riêng. Tuy nhiên, do có sự gắn bó chặt chẽ với nhau theo kiểu: sự tình đứng trước là nguyên nhân còn sự tình đứng sau là hệ quả nên chúng đã được người viết tổ chức sắp xếp và diễn đạt trong phạm vi một câu ghép nhằm biểu hiện sự suy lí theo nhận định chủ quan của mình. Và vì nằm trong mối quan hệ ràng buộc, chi phối nhau cho nên sự tình quan hệ chỉ nguyên nhân phải được đặt trước sự tình hành động chỉ hệ quả. Nếu thay đổi trật tự hai sự tình được đề cập đến trong câu ghép thì sẽ làm mất đi quan hệ nguyên nhân – hệ quả, thậm chí có thể gây nên sự thiếu logic hoặc vô nghĩa cho phát ngôn. Chẳng hạn, chúng ta không thể thay đổi trật tự các sự tình trong những ví dụ trên như:

- Người bán hàng bước thoăn thoắt hai cái thúng đu đưa, trông thật trẻ và thật...đĩ, đặc biệt là hàng nào cũng có một cái đòn gánh cong hai đầu.

- Nhiều nhà tìm cách giữ rươi để có thể biếu xén bạn bè, quyến thuộc ở xa hay là giữ để ăn dần, thỉnh thoảng một chút, cho sướng ông thần khẩu, rươi là một món ăn hiếm có trong một năm lại được người ta yêu chuộng,

- Tôi đố ai trông thấy một mẹt bún riêu của người bán hàng dâng lên trong khói xanh nghi ngút mà lại không thèm và bảo “quà Việt Nam rẻ, không cầu kì mà quả là ăn ngon ra dáng, đó là một món quà cổ kính, có thể bảo là quê mùa được.

2.1.2.7. Câu ghép có vế đi trước biểu hiện sự tình hành động, vế đi sau biểu hiện sự tình trạng thái

Qua thực tế khảo sát, chúng tôi nhận thấy ngoài câu ghép có vế trước biểu hiện sự tình trạng thái, vế sau biểu hiện sự tình hành động thì cũng có khả năng ngược lại, vế đầu biểu hiện sự tình hành động theo kiểu quan hệ điều kiện, bổ sung còn vế sau biểu hiện sự tình trạng thái theo kiểu hệ quả, thuyết minh cho vế đầu.

Trong quan hệ bổ sung: sự tình hành động nêu ở vế trước và sự tình trạng thái nêu ở vế sau có mối quan hệ tương hỗ theo kiểu sự tình đứng sau cụ thể hóa, thuyết minh, bổ sung nghĩa cho sự tình đứng trước. Nói cách khác, sự tình thứ hai xuất hiện trên cơ sở của sự tình thứ nhất và ngược lại. Trong trường hợp này, phương tiện để kết nối các sự tình thường là quan hệ từ

hoặc dấu phẩy. Ví dụ như:

[] Ăn một miếng mắm ở phương xa, bao nhiêu là kỉ niệm đất nước cũng đi theo luôn vào lòng mình: người khách tha hương thấy đồng bào tuy là cách mặt mà vẫn thương mình, vừa cảm động, vừa thương thân, sao cho khỏi vừa mừng, vừa tủi?

[] Ở nhà, mình đi kiếm cá chiên, cá lăng hay cá nheo tươi để làm nhưng chả vẫn không được se mặt, nướng lên vẫn nát, mà nướng quá tay một tí thì lại khô xác, ăn không ngậy.

[] Thực vậy, tôi đố ai lại tìm ra được một miếng ngon nào mà khả dĩ liên kết được dân ý đến như vậy, một miếng ngon mà từ vua chí quan, từ quan chí dân, từ ông tư bản đến người làm công, thảy đều ưa thích, thảy đều dùng được, thảy đều thèm muốn, thảy đều công nhận... “ba chê”.

Trong quan hệ điều kiện, sự tình hành động được nêu ở vế trước là điều kiện còn sự tình nêu ở vế sau là hệ quả. Lúc này, sự tình đứng trước thường chứa quan hệ từ điều kiện nếu, còn sự tình đứng sau có thể (không bắt buộc) xuất hiện quan hệ từ thì diễn đạt ý nghĩa hệ quả. Tất nhiên, hoàn toàn có thể suy ý để nhận diện câu ghép theo kiểu quan hệ hành động – trạng thái. Ví dụ như:

[] Ta phải vừa ăn vừa đợi, vừa ăn vừa giục tiết canh, thì đến lúc được tiết canh, ta mới thực cảm thấy cái ngọt mát, bùi béo của nó ra sao.

[] Chiều tháng Chạp, trời hơi lành lạnh, một mình thơ thẩn đi trên các nền đường xa vắng,nhìn vào nhà người thấy cơm canh bốc khói dưới đèn, tôi thường nhớ đến món “hẩu lốn” ngày nào...

2.1.2.8. Câu ghép có nhiều vế, biểu hiện nhiều loại sự tình khác nhau

Cấu trúc ngữ nghĩa của câu ghép là mối quan hệ nghĩa giữa các sự tình được biểu hiện trong câu. Thông thường, câu ghép có hai vế, mỗi vế biểu hiện một sự tình và chúng được kết nối với nhau theo những quan hệ ý nghĩa nào đó. Cụ thể là qua khảo sát câu ghép trong tác phẩm Miếng ngon Hà Nội, chúng tôi nhận thấy có trường hợp câu ghép có trên ba vế được ghép với nhau theo những quan hệ khác nhau. Ví dụ như:

[] Hàng năm bảy chục người, hàng tám chín chục người đứng vòng lấy gánh hàng của anh ta, chật cả một cái hè đường để mua ăn, để “đòi ăn” – phải, họ đòi ăn thật – mà anh ta cứ làm như thể không trông thấy gì, không nghe thấy gì.

Sự tình 1: Hàng năm bảy chục người, hàng tám chín chục người đứng vòng lấy gánh hàng của anh ta, chật cả một cái hè đường để mua ăn, để “đòi ăn” => Sự tình tư thế.

Sự tình 2: họ đòi ăn thật => Sự tình hành động.

Sự tình 3: anh ta cứ làm như thể không trông thấy gì, không nghe thấy gì => Sự tình trạng thái.

Tương tự, chúng ta có thể nhận thấy sự đa dang sự tình biểu hiện trong

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w