Sự tình trong các vế có tham thể chung

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 44 - 47)

(QUA TÁC PHẨM MIẾNG NGON HÀ NỘI CỦA VŨ BẰNG) 2.1 THEO LOẠI SỰ TÌNH MÀ CÁC VẾ TRONG CÂU GHÉP

2.2.1. Sự tình trong các vế có tham thể chung

2.2.1.1. Sự tình trong các vế có chung tham thể cơ sở

Xét về cấu trúc ngữ nghĩa, mỗi câu ghép được xác định bởi các sự tình, trong đó, tham thể cơ sở là thành tố cần thiết để nhận diện các sự tình. Trong câu ghép, do các sự tình luôn nằm trong những mối quan hệ nhất định nào đó, cho nên, tất yếu các tham thể tham gia vào sự tình cũng bị ràng buộc, chi phối lẫn nhau. Chính vì vậy, có những trường hợp tất cả các tham thể cơ sở khi tham gia vào việc biểu hiện các sự tình trong câu ghép đều trở thành tham thể chung cho tất cả các sự tình. Qua kết quả khảo sát thì tham thể chung nhiều nhất vẫn là chủ thể. Ví dụ như:

[] Người ta bâng khuâng nhớ một cái gì đã mất và chính người ta không biết rõ là cái gì.

[] Xa Hà Nội một dạo, người trở lại đế đô có thể ăn các thứ cao lương mỹ vị của Tàu, Tây; nhưng rút lại thì người Hà Nội rồi cũng quay về với những món ăn cổ truyền đặc biệt Hà Nội nó làm cho chúng ta thèm nhớ.

Để biểu thị đặc tính chung của những tham thể cơ sở, người viết đã thực hiện chủ yếu ba hình thức như sau:

- Lặp lại các yếu tố từ ngữ được dùng để thể hiện các tham thể. Trường hợp này thì lặp vừa có tác dụng nhấn mạnh chủ thể vừa tạo ra nền để làm rõ sự khác biệt giữa các sự tình biểu hiện những nội dung ý nghĩa khác nhau. Ví dụ:

[] Có phen ta đã ăn quà Nhật, ta dùng cơm Tây, ta lại ăn tiệc Tàu.

[] Anh sẽ được như ý và anh sẽ vừa ăn vừa nhìn mấy thanh củi tạ ở trong lò kêu lách tách và bắn ra ngoài trời sắc sữa những hoa lửa vi ti

- Thay thế bằng những từ ngữ tương đương với các từ ngữ thể hiện tham thể của vế đi trước (thường là đại từ) . Nhờ sự thay thế này mà người đọc có thể đồng nhất tham thể đang được nói đến ở sự tình này với tham thể đã được nói đến ở sự tình khác trong cùng một câu ghép. Ví dụ:

[] Này, con rươi không phải chỉ đẹp về lí tưởng như thế mà thôi; xét theo khoa học, lại còn có tính cách bồi bổ sức khỏe cho người ăn nữa đấy.

[] Thật vậy, thịt cầy ở nước ta không phải là một món ăn như thịt dê, thịt lợn, nhưng lại còn là một niềm tin tưởng trong dân gian nữa.

- Tỉnh lược. Hình thức này để diễn đạt các sự tình trong một câu ghép có chung tham thể cơ sở, người nói hoàn toàn có thể tỉnh lược tham thể của một trong hai vế (thường là tỉnh lược chủ thể). Điều này làm nổi bật nội dung sự tình cũng như duy trì sự đồng nhất, quy chiếu, tạo mong đợi là người đọc sẽ suy luận đúng tham thể mà người viết tỉnh lược. Ví dụ:

[] Có một hôm trời lạnh bàng bạc màu chì, đứng tựa vào một hàng rào dâm bụt xanh, hoa đỏ, ta gọi một hàng thịt chó gánh đi qua mua một đĩa chả vào trong nhà nhắm rượu, cái ngon cũng đã “lẫm liệt” lắm rồi.

[] Có một hôm nào đó, đi qua cửa hiệu buồn vắng khách ở phố Hàng Bè, Mã Mây mà tình cờ ta được thấy một hai người đàn bà trẻ tuổi gọi hàng bánh đúc nộm vào ăn thì ta mới quan niệm được có những người Hà Nội thích ăn bánh đúc nộm như thế nào.

[] Trời mùa thu, trời hiu hiu gió, nằm ngủ ở trên võng dậy, uống một tuần trà rồi gọi một hàng cơm nắm vào ăn, mình cũng thấy là lạ miệng.

2.2.1.2. Sự tình trong các vế có chung tham thể mở rộng

Ở kiểu cấu trúc này, lõi sự tình của các vế câu ghép được bổ sung thêm một phương diện nghĩa nào đó có tính tình huống như: thời gian, không gian, địa điểm, cách thức, phương tiện, mục đích,... Kết quả khảo sát cho thấy, tham thể mở rộng chung cho các sự tình thường gặp nhất là tham thể thời

gian, không gian, nơi chốn. Ngoài ra, còn có thể gặp trường hợp tham thể mở rộng là một cảnh huống.Ví dụ:

[] Cả một mùa không được ăn một miếng rươi vào miệng, không những bà ân hận, mà người chồng yêu quý của bà rất có thể lại làu bàu.

[] Vào những dịp trăng thượng huyền, tháng Giêng, tháng Hai, nước biển rút xuống: những con rươi đẻ trứng ở ruộng; trứng đó ở cách sâu dưới đất chừng bốn, năm mươi phân.

[] Vào tuần trăng hạ huyền, nước biển dâng cao, tràn vào các ruộng; trứng rươi nở ra con rồi nhô ở dưới mặt đất lên và dứt ra từng đoạn như hầu hết các giống sâu bọ khác.

[] Thế là dưới ngọn đèn ấm cúng, cơm nước và thức ăn bốc khói lên nghi ngút đã dọn ra bàn đâu vào đó cả rồi cũng mặc để đó cho các con ăn, còn chúng mình thì mặc quần áo, đi một chút đi!

Trong các ví dụ trên, ví dụ [], tham thể mở rộng chỉ cảnh huống thì ở ví dụ [] và [], tham thể mở rộng chỉ thời gian, còn ví dụ [], tham thể mở rộng chỉ không gian. Rõ ràng rằng, sự xuất hiện của các tham thể này không do ý nghĩa của vị tố trong mỗi cấu trúc đòi hỏi nhưng vai trò của chúng đối với nòng cốt của các sự tình này là rất quan trọng bởi nó nhấn mạnh đến tình huống, hoàn cảnh xuất hiện sự tình, nhấn mạnh phạm vi, biên độ thời gian diễn ra các sự tình. Và thường thì trong câu ghép biểu hiện các sự tình cùng chung tham thể mở rộng thì tham thể đó luôn có vị trí đặc thù ở đầu câu.

2.2.1.3. Sự tình trong các vế có chung cả tham thể cơ sở và tham thể mở rộng

Theo khảo sát, trong kiểu câu ghép này, tham thể cơ sở chung cho các sự tình có thể chỉ là chủ thể (phổ biến) hoặc cả chủ thể cả đối thể. Còn tham thể mở rộng chung cho các sự tình thường là tham thể thời gian, không gian, cảnh huống và luôn có vị trí ở đầu câu. Loại tham thể này thường xuất hiện trong những câu ghép biểu hiện các sự tình kiểu quan hệ hành động – trạng thái,

[] Đương ngồi trong nhà bỗng nghe tiếng những người đàn bà lanh

lảnh rao: “Ai mua rươi! Ai mua rươi ra mua! người ta bỗng thấy lòng tưng bừng như có muôn đóa hoa hé cánh và người ta vội vàng chạy ra cửa gọi mua: “Rươi! Rươi!”

[] Bây giờ, nếu ta bắt một con rươi còn sống mà đem thả xuống nước, ta

sẽ thấy nó uốn cả mình đi mà lượn rất nhanh.

[] Chiều tháng Chạp, trời hơi lành lạnh, một mình thơ thẩn đi trên các nền đường xa vắng, nhìn vào nhà người thấy cơm canh bốc khói dưới đèn, tôi

thường nhớ đến món “hẩu lốn” ngày nào...

Ở ví dụ [], các sự tình: “thấy lòng tưng bừng như có muôn đóa hoa hé cánh và chạy ra cửa gọi mua: “Rươi! Rươi!”” theo mô hình sự tình trạng thái – hành động được thực hiện bởi cùng một chủ thể (“người ta”). Ngoài ra, hai sự tình còn chung tham thể mở rộng là cảnh huống xuất hiện ở vị trí đầu tiên trong câu.

Tương tự, ta thấy ở ví dụ [], kiểu quan hệ trong câu ghép này là sự tình hành động (“bắt một con rươi còn sống mà đem thả xuống nước”) – sự tình trạng thái (“thấy nó uốn cả mình đi mà lượn rất nhanh”) có chung hai tham thể cơ sở là: chủ thể (“ta”), đối thể (“rươi” – “nó”) và một tham thể mở rộng thời gian (“bây giờ”).

Xét ví dụ [], câu ghép có kiểu quan hệ hành động – trạng thái chung tham thể cơ sở là chủ thể (“tôi”) và tham thể mở rộng thời gian, đặc điểm không gian (“chiều tháng Chạp, trời hơi lành lạnh”).

Như vậy, khi sự tình trong các vế của câu ghép có chung cả tham thể cơ sở và tham thể mở rộng thì khả năng thường xảy ra là tham thể cơ sở biểu hiện vai trò chủ thể, còn tham thể mở rộng biểu hiện vào nghĩa thời gian, không gian.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w