Cấu trúc lập luận diễn dịch

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 72 - 74)

(QUA TÁC PHẨM MIẾNG NGON HÀ NỘI CỦA VŨ BẰNG)

3.3.1.Cấu trúc lập luận diễn dịch

Khảo sát trong câu ghép, cấu trúc lập luận diễn dịch là 69 lập luận, chiếm 19,4 % trên tổng số ngữ liệu và chiếm 31,2 % trên tổng lập luận đầy đủ thành phần.

[] Người sành ăn, người biết ăn ngon cũng thế, ăn một miếng ngon của đất nước thấy bừng lên ở trong lòng một mối hạnh phúc, vì đã được ăn vào trong mình một chút gì của đất nước, một tinh túy truyền từ năm, tháng nọ sang năm, tháng kia.

Trong lập luận này, kết luận r đứng trước là: “Người sành ăn, người biết ăn ngon cũng thế, ăn một miếng ngon của đất nước thấy bừng lên ở trong lòng một mối hạnh phúc”.

Luận cứ giải thích rõ cho kết luận này là: “đã được ăn vào trong mình một chút gì của đất nước, một tinh túy truyền từ năm, tháng nọ sang năm, tháng kia”.

[] Mỗi miếng ngon của một nước biểu lộ một phần nào cá tính của nước đó, cũng như uống nước trà năm giờ là đặc biệt Ăngle, carry dê, carry gà là đặc biệt Ấn Độ hay ăn cơm rang với thịt bò trộn đường là đặc biệt Phù Tang.

Trong lập luận này, kết luận r đứng trước là: “Mỗi miếng ngon của một nước biểu lộ một phần nào cá tính của nước đó”.

Luận cứ để giải thích rõ cho kết luận này là : p1: “uống nước trà năm giờ là đặc biệt Ăngle”. p2: “carry dê, carry gà là đặc biệt Ấn Độ”.

p3: “ăn cơm rang với thịt bò trộn đường là đặc biệt Phù Tang”.

[] Kết cục, tôi đã gạt bỏ tất cả những sự băn khoăn đó qua một bên và không buồn nghĩ nữa, vì tôi thấy rằng ăn một miếng phở, húp một tí nước dùng ngon thỉnh thoảng điểm một lá thơm hăng ngát mà không biết tại sao phở lại ngon như thế thì có phần hứng thú hơn là mình biết rõ ràng quá cái bí

Tương tự, ở ngữ liệu trên, kết luận r đứng trước là: “tôi đã gạt bỏ tất cả những sự băn khoăn đó qua một bên và không buồn nghĩ nữa”.

Luận cứ đi sau lí giải nguyên nhân mà tác giả đưa ra kết luận đó là: “tôi thấy rằng ăn một miếng phở, húp một tí nước dùng ngon thỉnh thoảng điểm một lá thơm hăng ngát mà không biết tại sao phở lại ngon như thế thì có phần hứng thú hơn là mình biết rõ ràng quá cái bí quyết ngon của phở”.

[] Kết cục là con rươi đực chết (kiếp nam nhi có mong manh!) nhưng có một điều ăn ủi là đã để lại cho đời một kỉ niệm: những cái trứng chìm sâu xuống đất để sang năm sau lại sinh ra một lũ rươi con, nối dõi tông đường, lo việc hương khói nhà rươi và cũng là để làm một.... món ăn đặc biệt cho những khách sành ăn nơi Bắc Việt.

Trong lập luận này, kết luận r đứng trước là: “con rươi đực chết (kiếp nam nhi có mong manh!) nhưng có một điều ăn ủi là đã để lại cho đời một kỉ niệm”.

Luận cứ làm sáng tỏ kết luận ấy là:

p1: “những cái trứng chìm sâu xuống đất để sang năm sau lại sinh ra một lũ rươi con, nối dõi tông đường, lo việc hương khói nhà rươi”.

p2: “cũng là để làm một.... món ăn đặc biệt cho những khách sành ăn nơi Bắc Việt”.

[] Nội trong các món ăn thuần túy của đất nước tôi nghĩ rằng có lẽ món rươi được nhắc nhở đến nhiều nhất trong văn nghệ bình dân; không những rươi đã làm chủ đề cho những câu tục ngữ phương ngôn, mà lại còn là một thứ thách đố, một đầu đề khuyên răn, một phương pháp xem thiên văn của những người dân chất phác.

Tương tự như vậy, xét ngữ liệu trên, ta thấy kết luận r đứng trước là một nhận định: “Nội trong các món ăn thuần túy của đất nước tôi nghĩ rằng có lẽ món rươi được nhắc nhở đến nhiều nhất trong văn nghệ bình dân” .

Luận cứ p: “không những rươi đã làm chủ đề cho những câu tục ngữ phương ngôn, mà lại còn là một thứ thách đố, một đầu đề khuyên răn, một phương pháp xem thiên văn của những người dân chất phác” góp phần lí giải cho nhận định mà tác giả đã đưa ra trước đó.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 72 - 74)