Lập luận đầy đủ thành phần

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 61 - 66)

(QUA TÁC PHẨM MIẾNG NGON HÀ NỘI CỦA VŨ BẰNG)

3.2.1.Lập luận đầy đủ thành phần

Lập luận đầy đủ thành phần, tức là xét cấu trúc của lập luận trong câu ghép thấy xuất hiện cả luận cứ tường minh và kết luận tường minh. Qua khảo sát, chúng tôi đưa ra bảng kết quả như sau:

Kiểu lập luận Số lượng (ngữ liệu) Tỉ lệ (%) Lập luận đầy đủ thành phần 221 62,2 Lập luận chỉ có thành phần kết luận 134 37,8

Dựa trên số lượng của luận cứ và kết luận tường minh này, chúng tôi thấy trong câu ghép xuất hiện chủ yếu các cấu trúc lập luận sau:

Cấu trúc 1: Lập luận gồm một luận cứ tường minh và một kết luận tường minh hoặc nhiều luận cứ tường minh và một kết luận tường minh : p -> r hoặc p1, p2, p3 -> r

Cấu trúc 2: Lập luận gồm hơn một luận cứ tường minh và hơn một kết luận tường minh:

p1 -> r1 p2 -> r2 pn -> rn

Dựa trên đặc tính tường minh hay hàm ẩn của kết luận, chúng tôi nhận thấy, lập luận đầy đủ thành phần lại có thể chia thành hai dạng:

Cấu trúc 3: Lập luận gồm một luận cứ tường minh, một kết luận tường minh và một kết luận hàm ẩn: p -> r -> R

Cấu trúc 4: Lập luận gồm hơn một luận cứ tường minh, hơn một kết luận tường minh và một kết luận hàm ẩn:

p1 -> r1

p2 -> r2 -> R

Sau đây, chúng tôi sẽ đi vào phân tích cụ thể từng cấu trúc.

3.2.1.1. Cấu trúc 1

p -> r

[] Và tất cả những hàng phở ngon đều giữ cái bí quyết ấy rất kín đáo, y như người Tàu giữ của, vì thế cho nên trong làng ăn phở, vấn đề nước vẫn là một vấn đề then chốt để cho người ta tranh luận.

Ở lập luận trên, luận cứ p: “tất cả những hàng phở ngon đều giữ cái bí quyết ấy rất kín đáo, y như người Tàu giữ của” đưa đến kết luận r: “trong làng ăn phở, vấn đề nước vẫn là một vấn đề then chốt để cho người ta tranh luận.”

Tương tự, ta có thể phân tích cấu trúc lập luận của một số ngữ liệu sau:

[] Để làm nổi hẳn vị của nước chấm lên, người bán hàng thường gia thêm vào chai nước chấm một hai con cà cuống băm nhỏ, nó đem đến cho ta một cái thú đậm đà hơn là cái thú cà cuống nước bán từng ve nhỏ ở các hiệu bán đồ nấu phố Hàng Đường.

p: “Để làm nổi hẳn vị của nước chấm lên, người bán hàng thường gia thêm vào chai nước chấm một hai con cà cuống băm nhỏ”

r: “nó đem đến cho ta một cái thú đậm đà hơn là cái thú cà cuống nước bán từng ve nhỏ ở các hiệu bán đồ nấu phố Hàng Đường.”

lúc răng long đầu bạc, chồng vẫn còn yêu vợ với một mối tình đẹp như “trăng thu tuyết núi”.

p: “người vợ khéo ăn khéo ở mà pha một ấm trà mạn sen thơm ngát, rót một chén đưa lên mời chồng nhắm nhót với bánh Xuân Cầu”

r: “đến lúc răng long đầu bạc, chồng vẫn còn yêu vợ với một mối tình đẹp như “trăng thu tuyết núi”.

[] Những buổi chiều tà, ngồi ở cạnh mâm cơm có ánh đèn hồng rủ xuống, vợ chồng cùng ăn cơm với món rươi, cùng nghĩ đến những cuộc tình ái của loài rươi, đưa mắt nhìn nhau cùng nghĩ rằng trong khi ăn như thế là ăn bao nhiêu cuộc giao tình, mấy ai không thấy trái tim rung nhè nhẹ như dạo một bản đàn hòa âm...

p: “Những buổi chiểu tà, ngồi ở cạnh mâm cơm có ánh đèn hồng rủ xuống, vợ chồng cùng ăn cơm với món rươi, cùng nghĩ đến những cuộc tình ái của loài rươi, đưa mắt nhìn nhau cùng nghĩ rằng trong khi ăn như thế là ăn bao nhiêu cuộc giao tình”

r: “mấy ai không thấy trái tim rung nhè nhẹ như dạo một bản đàn hòa âm...”

[] Thêm vào đó, trần bì (vỏ quýt) thơm một mùi hang hang, lá gấc ngọt thoang thoảng, thìa là và rau mùi thơm của hoa cỏ đồng quê; tất cả nâng đỡ lẫn nhau, hòa hợp với nhau để tạo nên một hương vị thật tiết tấu, tưởng chừng như một bản đàn tuyệt diệu, chỉ thiếu một nét là hỏng cả.

p1: “trần bì (vỏ quýt) thơm một mùi hang hang, lá gấc ngọt thoang thoảng, thìa là và rau mùi thơm của hoa cỏ đồng quê”

p2: “tất cả nâng đỡ lẫn nhau, hòa hợp với nhau”

r: “tạo nên một hương vị thật tiết tấu, tưởng chừng như một bản đàn tuyệt diệu, chỉ thiếu một nét là hỏng cả.”

[] Thịt luộc đỏ tươi, bì vàng màu da đồng, đặt bên cạnh đĩa rau húng chó; vài đĩa riềng thái mỏng tanh; chả nướng, béo ngậy, màu cánh gián; đĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bún trắng bong nằm cạnh những bát hầm dựa mận màu hoa sim; những liễn xào nấu với chuối “chưa ra buồng” thái con bài; những đĩa dồi tươi hơn hớn, miếng thì trắng, miếng thì hồng, miếng thì tím lợt, đôi chỗ lại điểm những nhát hành xanh màu ngọt thạch....tất cả tiết ra một mùi thơm làn lạt như mùi hoa đồng thảo lại ngồn ngộn như mùi thịt gái tơ...xin hỏi có ai mà chịu được, không thưởng thức một hai miếng làm duyên?

p1: “Thịt luộc đỏ tươi, bì vàng màu da đồng, đặt bên cạnh đĩa rau húng chó; vài đĩa riềng thái mỏng tanh; chả nướng, béo ngậy, màu cánh gián; đĩa bún trắng bong nằm cạnh những bát hầm dựa mận màu hoa sim; những liễn xào nấu với chuối “chưa ra buồng” thái con bài; những đĩa dồi tươi hơn hớn, miếng thì trắng, miếng thì hồng, miếng thì tím lợt, đôi chỗ lại điểm những nhát hành xanh màu ngọt thạch....”

p2: “tất cả tiết ra một mùi thơm làn lạt như mùi hoa đồng thảo lại ngồn ngộn như mùi thịt gái tơ...”

r: “xin hỏi có ai mà chịu được, không thưởng thức một hai miếng làm duyên?”

[] Nhà Tiềm tiết canh đánh cũng lâm li đáo để, nhưng chỗ ngồi chật chội mà khách ăn lại quá tạp nham, nên hạng trung lưu thường ít khi lui tới.

p1: “Nhà Tiềm tiết canh đánh cũng lâm li đáo để” p2: “chỗ ngồi chật chội mà khách ăn lại quá tạp nham” r: “hạng trung lưu thường ít khi lui tới”.

3.2.1.2. Cấu trúc 2

p1 -> r1 p2 -> r2 pn - > rn

[] Một người đau bịnh nặng, nằm ở bên cửa sổ nhìn ra giàn hoa thiên lí, chợt ngửi thấy mùi thịt bò xào hành tây, có thể ngấy mà lợm giọng; một

có thể thấy khó chịu vì mùi tuy thơm nhưng có ý hơi nóng; nhưng ngửi đến mùi chả cầy ngát trong gió hiu hiu, ta có thể chắc chắn là người khó tính đến mấy đi nữa cũng phải thấy như cởi gan, cởi ruột.

Trong lập luận trên, ta thấy:

Luận cứ p1: “Một người đau bịnh nặng, nằm ở bên cửa sổ nhìn ra giàn hoa thiên lí, chợt ngửi thấy mùi thịt bò xào hành tây” dẫn đến kết luận r1: “ngấy mà lợm giọng”.

Luận cứ p2: “một người có chứng nhức đầu tự nhiên thấy bay đến trước mũi mùi chả lợn nướng” đưa đến kết luận r2: “thấy khó chịu vì mùi tuy thơm nhưng có ý hơi nóng”.

Luận cứ p3: “ngửi đến mùi chả cầy ngát trong gió hiu hiu” đưa đến kết luận r3: “ta có thể chắc chắn là người khó tính đến mấy đi nữa cũng phải thấy như cởi gan, cởi ruột”.

3.2.1.3. Cấu trúc 3

p -> r -> R

[] Có một khi tôi đã thử tưởng tượng người ta dùng giấy bóng kính tốt đẹp để gói cốm và dùng dây lụa để buộc gói cốm, nhưng mới thoáng nghĩ như thế tôi đã thấy tất cả một sự lố lăng, tất cả một sự thô kệch, nói tóm lại là tất cả một sự ... khó thương.

p: “tôi đã thử tưởng tượng người ta dùng giấy bóng kính tốt đẹp để gói cốm và dùng dây lụa để buộc gói cốm”

r: “tôi đã thấy tất cả một sự lố lăng, tất cả một sự thô kệch, nói tóm lại là tất cả một sự ... khó thương”

R: Gói cốm bằng giấy bóng kính không quen thuộc và làm mất đi tính dân dã vốn có của cốm.

3.2.1.4. Cấu trúc 4

p1 -> r1 p2 -> r2 -> R

[] Duy ta có thể chắc được điểm này là một hàng phở đương làm ngon mà sút kém đi thì chỉ trong một tuần lễ, nửa tháng là cả Hà Nội đều biết rõ; trái lại, mới có một hàng phở nào làm ăn được thì cũng chỉ dăm bữa nửa, mươi ngày là cả Hà Nội cùng đổ xô ngay đến để mà “nếm thử”, không cần phải quảng cáo lên nhật báo lấy một dòng!

p1: “một hàng phở đương làm ngon mà sút kém đi ”

r1: “chỉ trong một tuần lễ, nửa tháng là cả Hà Nội đều biết rõ” p2: “mới có một hàng phở nào làm ăn được”

r2: “dăm bữa nửa, mươi ngày là cả Hà Nội cùng đổ xô ngay đến để mà “nếm thử”, không cần phải quảng cáo lên nhật báo lấy một dòng!”

R hàm ẩn: Người Hà Nội rất quan tâm đến phở.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc lập luận trong câu ghép (qua tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng) (Trang 61 - 66)