2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Di Linh là một huyện phía Nam thuộc tỉnh Lâm Đồng, có nguồn gốc từ năm 1883 do Yersin một y sỹ gốc người Thụy Sỹ quốc tịch Pháp đã phát hiện ra cao nguyên Djiring và Langbiang lúc đó gọi chung là cao nguyên Djiring.
Huyện Di Linh có 18 xã và 1 thị trấn, là nơi giao cắt của 2 tuyến quốc lộ, Quốc lộ 20 nối từ Đà Lạt đi thành phố Hồ Chí Minh và Quốc lộ 28 nối từ Phan Thiết –Bình Thuận tới Đắk Nông, trung tâm huyện cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 223km và cách Đà Lạt 80 km.
Huyện Di Linh có diện tích tự nhiên trên 1.614 km2, độ cao trung bình trên 1.000m so với mặt nước biển; nhiệt độ trung bình khoảng 22,20
C.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Di Linh là vùng chuyên canh cây cà phê với hơn 41.000 ha đang cho thu hoạch, sản lượng bình quân năm đạt trên 100.000 tấn, hiện nay đã được cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Cà phê Di Linh”.
Ngoài ra, còn có 3.300 ha đất trồng lúa, 3.000 ha đất trồng ngô và các loại cây trồng khác như chè, bơ, macca .v.v.
-Dân số và lao động: Năm 2015 dân số trung bình có 162.154 dân, là địa bàn có số lượng người dân tộc thiểu số cao nhất tỉnh với tỷ lệ 36%; có 87.320 lao động.
-Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được:
31
sống dân cư có bước cải thiện đáng kể thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân hàng năm đạt 13,2%;
Cơ cấu kinh tế đến cuối năm 2014 tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp đạt 52%, công nghiệp-xây dựng 16%; dịch vụ 31,87%;
GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 40 triệu đồng;
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 năm 2010-2014 đạt 1.726 tỷ đồng; Tổng kim ngạch xuất khẩu 05 năm đạt 20 triệu USD;
Tổng vốn đầu tư xã hội thời kỳ 2011 - 2015 đạt 7.623 tỷ đồng, bằng 32% so với GRDP;
Môi trường: Trên 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch; trên 90% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; 95% chất thải rắn tại đô thị được thu gom; tỷ lệ che phủ rừng 51%.
Giáo dục: Phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; 32% số trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 8% trường đạt chuẩn mức độ 2;
Y tế: 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Đánh giá tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu:
Những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Di Linh đạt mức 13,2% đây là một kết quả đáng khích lệ đối với một huyện miền núi thuần nông còn gặp nhiều khó khăn.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Di Linh có tích cực, mức độ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm từ 58,18% năm 2010 xuống còn 52% năm 2014, tương ứng với tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng từ 14,17% năm 2010 lên 16,13% năm 2014, khu vực dịch vụ tăng từ 23,29% năm 2010 lên 31,87% năm 2015.
So sánh nhịp độ tăng trưởng kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện so với cả tỉnh cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Di Linh giai đoạn 2011 - 2015 đạt khá nhưng vẫn thấp hơn tốc độ bình quân toàn tỉnh, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng công nghiệp,
32
dịch vụ chưa có bước phát triển đột phá (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế
Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-