Các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội dự án đầu tƣ XDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội trong đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện di linh tỉnh lâm đồng (Trang 29 - 31)

XDCB từ NSNN

1.2.2.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính

- Phân tích tính khả thi của các phương án huy động vốn, vay vốn và đảm bảo giải ngân theo tiến độ của dự án; phương án thu hồi vốn, hoàn trả vốn và phân bổ các khoản thu tài chính dự án.

- Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Đánh giá này được thực hiện chủ yếu trên quan điểm của chủ đầu tư dự án. Việc đánh giá chỉ tiêu hiệu quả bằng cách đưa thêm giả thuyết về tình hình biến động tài chính gọi là đánh giá tính bền vững tài chính dự án.

Khi tính toán hiệu quả tài chính dự án, cơ quan đánh giá phải tổng hợp các số liệu tài chính có được trong các khâu: phân tích thị trường (xác định doanh số, giá cả), phân tích kỹ thuật, phân tích tổ chức quản lý...

Các phân tích này dựa vào kết quả của bước nghiên cứu dự án đồng thời so sánh, đối chiếu các định mức, tiêu chuẩn, các dự án tương tự và tình hình thực tế tại thời điểm đánh giá.

Để đánh giá hiệu quả tài chính dự án kết hợp kỹ năng phân tích tài chính và quy trình đánh giá. Việc thực hiện quy trình hợp lý sẽ đảm bảo tính chính xác, logic và tiết kiệm chi phí.

1.2.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư

17

kinh tế của quá trình đầu tư XDCB nhằm thoả mãn chủ yếu các nhu cầu vật chất của xã hội. Biểu hiện của hiệu quả kinh tế là tăng thu nhập quốc dân, nâng cao mức sống, làm thay đổi cơ cấu và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó làm tăng thu ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm chi phí, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, ...

- Đánh giá kinh tế tiếp cận dự án với tư cách là bộ phận không tách rời của tổng thể kinh tế lớn hơn (như: ngành, vùng, địa phương, lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế). Mức độ mở rộng hệ thống phụ thuộc vào phạm vi và tác động của dự án và cách đánh giá về tầm quan trọng của Chính phủ được thể hiện trong cách ưu tiên chính sách và công cụ hoạch định vĩ mô.

1.2.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội

Đối với nhiều dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư của nhà nước mang tính chất xã hội, bên cạnh hiệu quả tài chính và kinh tế, cần đánh giá hiệu quả xã hội của dự án. Dự án ngoài việc thực hiện các mục tiêu kinh tế còn thực hiện các mục tiêu khác như mục tiêu chính trị, mục tiêu an ninh quốc phòng, văn hoá xã hội ... Lợi ích xã hội của dự án đầu tư còn bao gồm sự thay đổi về điều kiện sống và điều kiện lao động, về môi trường, về hưởng thụ văn hoá, phúc lợi công cộng, chăm sóc y tế, quyền bình đẳng.

Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội được xây dựng dựa trên nội dung:

- Các mục tiêu và giá trị xã hội của dự án được xác định trong quá trình thiết lập các chính sách, chương trình và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì, các giá trị và lợi ích xã hội của dự án cần được đánh giá trong phạm vi rộng hơn và thời gian dài hơn so với các đánh giá tài chính, kinh tế.

- Để đạt được mục tiêu xã hội cần có các hoạt động kinh tế. Nói cách khác, cần có chi phí kinh tế để tạo ra lợi ích xã hội gia tăng.

- Luôn có những phương án khác nhau, với chi phí khác nhau, để đạt tới cùng mục tiêu xã hội. Do vậy, có thể đánh giá và lựa chọn một phương án tốt hơn các phương án khác. Nói cách khác, luôn tồn tại phương án tối ưu về chi phí, hay gọi là phương án có hiệu quả về mặt chi phí nhằm tạo ra lợi ích dự kiến. Cần lưu ý rằng, chi phí tối thiểu không phải là tiêu chí đánh giá tính khả thi của dự án. Do đó, phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội của dự án cần được kết hợp với phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế của dự án.

18

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội trong đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện di linh tỉnh lâm đồng (Trang 29 - 31)