Giá so sánh 1994 (%)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội trong đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện di linh tỉnh lâm đồng (Trang 45 - 47)

Lâm Đồng Huyện Di Linh

GDP 13,8 13,2

Khu vực nông nghiệp 8,35 3,5 Khu vực công nghiệp, xây dựng 20,7 28,06 Khu vực dịch vụ 17,65 16

Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế năm 2014 (%)

Lâm Đồng Di Linh

GDP 100 100

Khu vực nông nghiệp 41,5 52 Khu vực công nghiệp, xây dựng 23,8 16,13 Khu vực dịch vụ 34,7 31,87

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Di Linh

2.1.3.Tình hình kinh tế - xã hội

2.1.3.1. Về thuận lợi

+ Kinh tế thế giới và khu vực giai đoạn 2010-2014 phục hồi đà tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu có nhiều tác động tích cực đến kinh tế trong nước, trong đó có kinh tế của tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Di Linh nói riêng.

+ Hệ thống thể chế, cơ chế chính sách về kinh tế thị trường của nước ta được hoàn thiện; sự ổn định chính trị tiếp tục là nền tảng vững chắc, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tại huyện như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị quyết 30a, các dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn trong và ngòai nước đặc biệt là các dự án phát triển cây cà phê bền vững, phát triển thương hiệu cà phê Di Linh, chi trả dịch vụ môi trường rừng, quản lý bảo vệ rừng... đã phát huy hiệu quả, từng bước cải thiện điều kiện sản xuất, cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân nhất là các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Quy mô và tiềm lực kinh tế tỉnh và huyện được nâng cao hơn trước. Tổng vốn đầu tư phát triển và năng lực sản xuất mới tăng thêm của giai đoạn trước với nhiều

33

công trình hoàn thành đi vào hoạt động góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế và tạo ra bước phát triển mới.

+ Tinh thần đoàn kết thống nhất trong hệ thống chính trị được tăng cường, quan hệ phối hợp đồng bộ chặt chẽ hơn. Công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện và UBND các xã, thị trấn có nhiều chuyển biến tích cực, kỷ luật kỷ cương và trách nhiệm người đứng đầu được tăng cường, đã phát huy các nguồn lực, tạo được sự đồng thuận xã hội chung trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH.

2.1.3.2. Những khó khăn, thách thức

+ Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế huyện còn thấp, trong khi yêu cầu phát triển ngày càng quyết liệt và gay gắt hơn. Tư tưởng ỷ lại, trông chờ thiếu ý chí tự lực, vươn lên của một bộ phận dân cư còn hạn chế...

+ Công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở nhiều cơ quan, đơn vị và cơ sở còn bất cập, nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ chưa cao, năng lực yếu. Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, thiếu lao động kỹ thuật cao, thiếu các chuyên gia đầu ngành, chưa đáp ứng với yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Hệ thống kết cấu hạ tầng trong huyện chưa đồng bộ, hoàn thiện, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội cũng như nhu cầu của nhân dân.

+ Tình trạng khiếu kiện, tranh chấp vẫn còn xảy ra, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự xã hội, nhất là các khu vực có công trình, dự án đang triển khai.

2.1.4.Tình hình thu, chi ngân sách tại địa bàn huyện giai đoạn 2010-2014

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2010-2014 được 1.726 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 13%, trong đó thu từ thuế, phí được 1.210 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 13,48%, thu từ nhà đất được 261 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 13,74%, thu khác ngân sách được 254 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 11%. Chi ngân sách địa phương được 3.017 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 11%, trong đó chi đầu tư phát triển vốn ngân sách huyện được 645 tỷ đồng, tăng bình quân 17%. Như vậy, mặc dù ngân sách còn nhiều khó khăn nhưng hàng năm huyện đã ưu tiên ngân sách để đầu tư phát triển, kết hợp với các nguồn vốn đầu tư tỉnh uỷ quyền đã tạo động lực phát

34

triển kinh tế xã hội địa phương.

Bảng 2.2: Tình hình thu chi ngân sách huyện Di Linh giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Giai đoạn 2010-2014 Tốc độ tăng bình quân 5 năm TH 2010 TH 2011 TH 2012 TH 2013 TH 2014 I. Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn 284.197 337.165 349.065 354.637 401.700 113,21 - Thuế, phí, lệ phí 215.216 231.210 235.624 241.287 287.200 113,48 - Thu từ nhà, đất 35.122 48.690 59.436 58.750 59.500 113,74 - Thu khác 33.859 57.265 54.005 54.600 55.000 111,34

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội trong đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện di linh tỉnh lâm đồng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)