Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội dự án đầu tƣ XDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội trong đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện di linh tỉnh lâm đồng (Trang 31 - 34)

từ NSNN

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, để đo lường hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn NSNN trong giai đoạn xây dựng hoàn thành đi vào sử dụng dùng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính cùng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội sau.

1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính áp dụng để đánh giá các dự án đầu tư bằng vốn NSNN cho loại dự án nhà nước đầu tư trong lĩnh vực giao thông có thu phí, hoặc dự dự án đầu tư một phần bằng NSNN trong những doanh nghiệp phát triển trọng điểm có tính đến mức sinh lời, và thời gian thu hồi vốn. Tuy nhiên những dự án loại này trên địa bàn huyện Di Linh không có.

Mặt khác, dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước là những dự án có vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài chủ yếu là có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội với đặc điểm nghiên cứu tại thời điểm dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng để tạo ra kết quả của quá trình đầu tư, nên việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR lúc này là không cần thiết.

Do đó, luận văn không nghiên cứu tính toán đến hiệu quả tài chính. 1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội

Đầu tư mang lại tính chất dài hạn và liên quan đến nhiều mặt hoạt động. Trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình đầu tư, các mặt hoạt động này sẽ tác động đến hiệu quả vốn đầu tư theo những mức độ khác nhau.

Hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN thường là các hoạt động đầu tư công cộng, hầu hết các công trình sử dụng vốn NSNN đều mang lại hiệu quả kinh tế xã hội mặc dù lợi nhuận thu được trực tiếp từ dự án hầu như không có. Để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội dự án đầu tư cần phải xác định vị trí của nó trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cần xem xét mức độ đóng góp của hoạt động khai thác, sử dụng công trình sau đầu tư vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, vùng, địa phương như thế nào. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung phát triển của nền kinh tế.

19

Sự xem xét này mang tính định tính như đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội ... hoặc đo lường bằng định lượng như mức tăng thu ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ, mức tăng thu hút vốn đầu tư toàn xã hội so với vốn đầu tư từ NSNN.

Để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư có rất nhiều chỉ tiêu về kinh tế, về xã hội, nhưng do thời gian nghiên cứu hạn chế, luận văn chọn các chỉ tiêu sau:

a. Chỉ tiêu tác động của dự án đầu tư đến tăng trưởng kinh tế để đánh giá tác động của các dự án đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của một vùng, một địa phương, thông qua một số chỉ tiêu như chỉ tiêu ICOR

- ICOR (Incremental Capital - Output Rate) là một chỉ số cho biết muốn tăng một đơn vị sản lượng thì cần bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư. ICOR được tính bằng công thức sau:

ICOR = Vốn đầu tư của các dự án / Mức tăng GDP

Qua đó người ta có thể thấy được vốn đầu tư so với các nhân tố tăng trưởng khác có ý nghĩa thế nào đối với tăng trưởng sản lượng. ICOR càng thấp chứng tỏ vốn đầu tư càng quan trọng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng cao.

Hệ số ICOR đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các kế hoạch kinh tế. Đây là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất trong việc tính toán nhu cầu vốn đầu tư theo các mô hình kinh tế. Thông qua việc sử dụng hệ số ICOR chúng ta thấy sự gia tăng vốn đầu tư đặt trong mới quan hệ với sự gia tăng GDP. Chỉ tiêu ICOR mỗi nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ cấu kinh tế, hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùng lãnh thổ, hiệu quả của chính sách kinh tế. ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu phụ thuộc vào việc tận dụng năng lực sản xuất. Do đó ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp.

b. Chỉ tiêu tác động của dự án đầu tư bằng vốn NSNN đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Để đánh giá tác động của dự án đầu tư bằng vốn NSNN đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, được đánh giá thông qua việc so sánh mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và sự biến đổi cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn nhất định với định hướng và hiệu quả đầu tư trong từng ngành. So sách kết quả các số liệu trước và sau thực hiện dự án, xem

20

xét sự biến đổi của các chỉ tiêu của các ngành cần phân tích, sự chuyển dịch số liệu trước và sau có dự án theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, ngành dịch vụ tăng lên và ngành nông nghiệp, lâm nghiệp giảm đi trên một vùng mà dự án tác động thì đấy là tác động tích cực, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, ngược lại thì sự tác động là không tích cực. Để đánh giá tác động này chúng ta phải xem xét đến tốc động chuyển dịch cơ cấu nhanh, hay chậm và theo hướng tích cực hay tiêu cực.

c. Chỉ tiêu tác động của dự án đầu tư bằng vốn NSNN đến giải quyết việc làm cho người lao động

Đánh giá tác động của các dự án đầu tư bằng vốn NSNN trong việc tạo thêm việc làm mới cho người lao động liên quan đến xu hướng đầu tư sử dụng nhiều vốn hay sử dụng nhiều lao động. Để đánh giá tác động của dự án đến lao động và việc làm có thể xem xét cả chỉ tiêu tuyệt đối và các chỉ tiêu tương đối là chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án.

d. Chỉ tiêu tác động của dự án đầu tư đến tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế

Những năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án, không những chỉ có tác dụng đối với chính dự án đó mà còn ảnh hướng đến các dự án khác và sự phát triển của địa phương.

Được đo bằng giá trị TSCĐ tăng thêm trong kỳ của các dự án sử dụng vốn đầu tư bằng vốn NSNN. Để đánh giá chỉ tiêu hiệu quả về tăng cường cơ sở vật chất của nền kinh tế người ta dùng phương pháp so sánh giá trị TSCĐ tăng thêm của các dự án sử dụng vốn NSNN so với tổng giá trị TSCĐ tăng thêm trong thời kỳ tính toán sẽ được sử dụng để đánh giá. Đồng thời, sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá như:

- Hiệu quả vốn đầu tư tài sản tăng thêm có thể dùng công thức hệ số thực hiện vốn đầu tư: H = FA/I. Trong đó: H là hệ số thực hiện vốn đầu tư; FA là giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ; I là tổng vốn đầu tư trong kỳ.

- Hiệu suất TSCĐ biểu hiện sự so sánh giữa khối lượng tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra trong kỳ (GDP) với khối lượng giá trị TSCĐ trong kỳ (FA).

21

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng giá trị TSCĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng sản phẩm quốc nội.

e. Chỉ tiêu đánh giá tác động của dự án đầu tư đến môi trường sinh thái

Việc thực hiện một dự án thường có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái. Các tác động này có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Tác động tích cực như là làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho dân cư địa phương.... các tác động tiêu cực như: làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước, không khí, đất đai, làm ảnh hưởng sức khoẻ con người và súc vật trong khu vực. Vì vậy, trong phân tích dự án các tác động môi trường đặc biệt là tác động tiêu cực phải được quan tâm thoả đáng.

f. Chỉ tiêu đánh giá tác động của dự án đầu tư đến thu ngân sách

Dự án đầu tư nào càng đóng góp nhiều cho ngân sách qua các loại thuế và các khoản thu khác thì hiệu quả của nó càng lớn khi xét về sự đóng góp vào lợi ích kinh tế xã hội của dự án. Để xem xét hiệu quả của sự đóng góp vào ngân sách của dự án, chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ đóng góp vào ngân sách trên tổng số vốn đầu tư.

g. Chỉ tiêu đánh giá tác động của dự án đầu tư đến việc thu hút dự án khác ngoài ngânsách, huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế, phát triển ngành nghề

Do xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ. Vì vậy, lợi ích kinh tế xã hội của dự án không chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà có ảnh hưởng thúc đẩy phát triển các ngành khác, thông qua việc thu hút các dự án ngoài ngân sách đầu tư vào từng vùng, hay địa phương, trên nhiều ngành nghề khác nhau.

h. Chỉ tiêu đánh giá tác động của dự án đầu tư đến sự phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo tại địa phương

Có những dự án mà ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương là rất rõ rệt. Đặc biệt đối với những dự án tại các địa phương nghèo, vùng núi, nông thôn với mức sống và trình độ dân trí thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội trong đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện di linh tỉnh lâm đồng (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)