II. Tổng chi ngân
2.3.4. Tác động của dự án đầu tƣ đến tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế
của nền kinh tế
Đầu tư dự án từ vốn NSNN nhằm thực hiện đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực theo định hướng của Nhà nước và các lĩnh vực hạ tầng cơ sở xã hội và các vùng khó khăn cần phải đầu tư bằng dự án ngân sách nhà nước để khuyến khích các thành phần khác đầu tư. Dự án đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước chủ yếu chỉ đầu tư trực tiếp cơ sở hạ tầng các hạng mục về tài sản cổ định và được quyết toán hình thành tài sản do đó vốn đầu tư chính là tài sản cố định tăng thêm.
Bảng 2.9: Giá trị tài sản tăng thêm giai đoạn 2010-2014 Chỉ tiêu
(Tính theo giá thực tế)
Năm
2010 2011 2012 2013 2014
Tổng giá trị TSCĐ tăng thêm toàn huyện (FA)-Tỷ đồng
390,23 378,14 376,44 460,63 555,72 Hiệu suất TSCĐ (H(fa) = GDP/FA) 11,59 12,50 13,04 11,88 11,14 Đóng góp của các dự án đầu tư bằng ngân sách-Tỷ đồng 93,31 76,16 81,39 100,79 105,75 Tỷ lệ so với tổng số toàn huyện (%) 23,91 20,14 21,62 21,88 19,03 Hệ số thực hiện vốn đầu tư
NSNN (H = FA/I) 0,32 0,28 0,25 0,28 0,28
Nguồn: Chi cục thống kê huyện và Phòng Tài chính – Kế hoạch Di Linh
Qua số liệu cho thấy hiệu suất TSCĐ khá cao, bình quân một đồng giá trị TSCĐ sẽ tạo ra 11,4 đồng sản phẩm quốc nội.
Tính chung trong hơn 5 năm, các dự án đầu tư bằng vốn NSNN đã đóng góp quan trọng vào việc tăng cường cơ sở vật chất cho nền kinh tế với mức bình quân là 24% trên tổng giá trị TSCĐ tăng thêm của huyện Di Linh. Nhờ có dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước hàng năm mà một số ngành trong huyện như nông nghiệp, giao thông, giáo dục ... đã có bước tiến vượt bậc, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của huyện Di Linh. Riêng ngành điện lực năm 2010 mới thực hiện được 89% số dân có điện lưới thì đến năm 2014 có 97% số hộ dân đã được cung cấp đủ lưới điện.
49
không những nhiều hơn về số lượng mà còn cao hơn về trình độ công nghệ, năng lực sản xuất.
Các dự án về cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, các công trình giao thông có một ý nghĩa vô cùng quan trọng làm tiền đề phát triển cho các ngành kinh tế khác. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng cường năng lực sản xuất của nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề căn bản ổn định đời sống của nhân dân, tạo điều kiện tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Trong giai đoạn 2010-2014, huyện đã tập trung đầu tư và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tâng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động đầu tư của dự án bằng NSNN đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu này, có thể thấy rõ trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của nhân dân, đặc biệt ở vùng nông thôn.
Qua 5 năm ngân sách nhà nước đã đầu tư đưa vào sử dụng 04 đường dây trung và hạ thế với 100 km; 01 cụm công nghiệp với 02km đường và hạ tầng, điện chiếu sáng trong cụm công nghiệp; 18 dự án thuỷ lợi tưới cho 14.000 ha cây công nghiệp và hoa màu; 02 cầu vĩnh cửu, 05 cầu dầm giản đơn; 125 đường giao thông với 140 km đường nhựa và 107 km đường cấp phối; 2 dự án cấp nước và xử lý rác thải, nước thải; 37 dự án trường học với 120 phòng học, 04 phòng bộ môn, 06 nhà hiệu bộ, 01 khối văn phòng và thư viện thiết bị đi kèm; 01 trung tâm y tế huyện, 02 dự án phòng khám đa khoa với 90 giường, 6 trạm y tế xã thị trấn đạt chuẩn với 05 giường /trạm; 01 dự án Trung tâm văn hóa huyện, 12 nhà văn hóa xã, thôn; 08 Trụ sở làm việc UBND xã với 5.000m2.
Đầu tư đã tạo điều kiện cho sản xuất và đời sống tăng lên rõ rệt (Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 17 triệu đồng, năm 2014 tăng lên 29 triệu đồng); Bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới; Kết cấu hạ tầng từ huyện đến xã cơ bản thuận lợi; lưới điện quốc gia rộng khắp; điều kiện khám chữa bệnh, trình độ dân trí được nâng cao ... Như vậy phần lớn các công trình đưa vào sử dụng đã phát huy được hiệu quả.
50