1.4.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới
Với đặc điểm nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ tư nhân hóa cao, các nước phát triển dành vốn đầu tư XDCB vào phát triển cơ sở hạ tầng, các cơ sở kinh tế lớn mà tư nhân không có khả năng đầu tư. Các doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn kinh doanh chủ yếu đầu tư vào các cơ sở sản xuất. Các nước như Nhật Bản, Singapore … là những nước sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư XDCB hơn so với các nước trong khu vực.
Nhật Bản: Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Chính phủ đã tập trung vốn đầu tư từ NSNN để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Thời kỳ 1967 – 1971, Chính phủ Nhật bàn đầu tư cho cơ sở hạ tầng gần gấp 2 lần so với giai đoạn 1964 – 1965 đặc biệt dành cho các đô thị lớn, Nhật Bản dùng vốn NSNN để tập trung đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải, giao thông đô thị, nhà ở đô thị, hệ thống cấp nước, thoát nước, trường học, bệnh viện.
Singapore: Chính phủ Singapore đã dành một lượng vốn đầu tư thích đáng từ NSNN để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nhiều khu công nghiệp tập trung tạo ra những tiền đề vật chất thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Từ những năm 1970 nền kinh tế Singapore đã đạt được những thành tựu đáng kể, từ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sang lĩnh vực đào tạo lực lượng lao động, hiện đại hoá
28
ngành vận chuyển quốc tế, nâng cấp hệ thống viễn thông. Nhà nước Singapore rất quan tâm đến việc quy hoạch đô thị và quản lý đất đai vì quỹ đất xây dựng quá ít nên việc sử dụng đất hết sức tiết kiệm và phải được tối ưu hoá. Ngày nay, Singapore là nước có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại. Có cảng biển lớn, sân bay quốc tế Singapore được xếp vào hàng sân bay tốt nhất thế giới cả về phương tiện và thái độ phục vụ. Hệ thống đường cao tốc đi lại thuận tiện.