dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, thu hút đầu tƣ, huy động nguồn lực, phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo và bảo vệ môi trƣờng
1.3.1.1. Về chế độ chính sách quản lý đầu tư XDCB
Một môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất và ổn định sẽ tác dụng rất lớn tới hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư bằng vốn NSNN nói riêng. Nếu cơ chế, chính sách chậm ban hành, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, cơ chế chưa đủ mạnh, chưa có các chế tài nghiêm khắc đối với các bên liên quan vào dự án xây dựng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư XDCB.
Văn bản quy định, hướng dẫn về đầu tư phải kịp thời, đồng bộ xuyên suốt từ công tác chuẩn bị đầu tư, định mức, đơn giá, cơ chế phân bổ vốn, đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán và khai thác quản lý công trình, dự án.
Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng: Công tác này không chỉ ở một địa phương riêng lẻ, mà nó được phần cấp từ trung ương đến địa phương. Hệ thống quản lý có tác động mạnh tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và kết quả của các dự án đầu tư cũng như công cuộc đầu tư nói chung.
1.3.1.2. Công tác quản lý dự án đầu tư XDCB
Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là công tác quản lý đầu tư của địa phương, trình độ quản lý và sử dụng vốn của cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư tại địa phương.
Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong việc thẩm định, kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư để đảm bảo dự án đầu tư đạt hiệu
23
quả đúng theo mục tiêu của dự án đã đề ra. Năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng bao gồm cơ quan thẩm định, chủ đầu tư, Ban QLDA, tư vấn, nhà thầu phải đáp ứng được cầu của công việc quản lý và thực hiện dự án. Các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng phải đảm bảo có đủ cán bộ có năng lực chuyên môn về quản lý đầu tư XDCB, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ chuyên trách. Cán bộ quản lý phải ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương, các quy định của pháp luật.
Vai trò của tổ chức quản lý xuất hiện ngay từ khi dự án bắt đầu hình thành trong ý tưởng của dự án đầu tư và tiếp tục xuyên suốt trong quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Công tác tổ chức quản lý giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư. Xuyên suốt qua các giai đoạn kể từ khi xuất hiện cơ hội đầu tư cho đến khi dự án đi vào thi công và đưa vào chính thức hoạt động, vai trò của nó ngày càng rõ dần để cuối cùng hình thành một bộ máy quản lý chỉ đạo toàn bộ hoạt động của dự án.
Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan kế hoạch, tài chính, xây dựng, giao thông và các đơn vị chủ quản ảnh hưởng lớn đến việc xác định dự án đầu tư, lập dự án, cũng như việc thẩm định xác định tổng mức đầu tư.
Trong giai đoạn thực hiện dự án, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban quản lý dự án, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị có liên quan thì chất lượng công tác thanh quyết toán vốn đầu tư sẽ kém làm ảnh hưởng tiến độ dự án cũng như gây khó khăn cho Nhà thầu và thất thoát vốn đầu tư.
Trong giai đoạn kết thúc dự án, dự án đưa vào sử dụng việc quản lý và khai thác cần phải quan tâm. Nếu quản lý yếu kém, công tác khai thác không hiệu quả, người sử dụng vô ý thức và cố ý phá hoại công trình, gây ra hậu quả là vốn đầu tư đã bỏ ra mà không thu hồi được, công trình xuống cấp nhanh chóng, gây thiệt hại lớn cho xã hội và cộng đồng.
1.3.1.3. Về quy hoạch và quyết định chủ trương đầu tư
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch ngành, lĩnh vực phải đi trước một bước. Việc xác định chủ trương đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án đầu tư xây dựng. Sai lầm về chủ trương đầu tư sẽ gây mất hiệu quả đầu tư, gây lãng phí, thất thoát. Quyết định đầu tư phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển KTXH của địa
24
phương, nếu đầu tư không có quy hoạch, không theo quy hoạch, chất lượng quy hoạch chưa cao, quy hoạch không phù hợp với kinh tế của từng vùng thì mục tiêu của dự án không đạt được.
Kết quả đầu ra của các dự án ĐTXDCB là số người sử dụng công trình, lợi ích kinh tế - xã hội mà nó đem lại cho người dân, và nguồn thu từ dự án đem lại. Tuy nhiên nếu những điều này không được dự báo chính xác, sẽ dẫn đến hiện tượng công trình bị khai thác quá nhiều, hoặc công trình không được khai thác hết công suất, điều này sẽ gây lãng phí cho dự án dẫn đến làm giảm hiệu suất, hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội của dự án.