Nâng cao hiệu quả marketing, phát triển thương hiệu TTP trên thị trường

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm tiến tuấn tại thị trường indonesia (Trang 108 - 110)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2 Nâng cao hiệu quả marketing, phát triển thương hiệu TTP trên thị trường

Indonesia:

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, quan niệm về giá trị doanh nghiệp , về tài sản đã thay đổi rất nhiều. Những tài sản vô hình như “nguồn nhân lực”, “thông tin”, “thương hiệu” đang trở nên rất quý giá, có ý nghĩa quyết định đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty Tiến Tuấn, một đơn vị sản xuất máy dược phẩm của Việt Nam, đã từng là những cái trầm trồ bỡ ngỡ đối với các khách hàng, đối tác, đối thủ nước ngoài khi một doanh nghiệp Việt Nam lại có thể sản xuất ra những sản phẩm mang tính công nghệ cao như vậy, thì nay đã xây dựng được hìnhảnh uy tín, chất lượng sản phẩm tốt và sự tin tưởng của khách hàng. Sau hơn 2 năm sản phẩm máy móc dược phẩm của công ty có mặt tại thị trường Indonesia, thương hiệu TTP đã tìmđược vị trí trên thị trường. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, TTP cần tăng cường quảng bá, xây dựng và

củng cố thương hiệu của mình thông qua các biện pháp sau:

- Xây dựng chiến lược thương hiệu phù hợp với tôn chỉ, tầm nhìn và chiến lược hoạt động của TTP:

+ Phối hơp với đại diện Indonesia thuê các chuyên giá làm thương hiệu cho TTP tại thị trường này.

+ Có chiến lược phát triển thương hiệu gắn liền với văn hóa doanh nghiệp. + Hoạch định các kế hoạch, chiến lược marketing và ngân sách marketing một cách bài bản, có định hướng.

+Xác định rõ giá trị cốt lõi của TTP và xem nó như nền tảng để xây dựng công ty bền vững.

Tạo dựng hìnhảnh của TTP: Hìnhảnh của một doanh nghiệp thường được liên hệ và hình thành trong trí nhớ của khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp. Khách hàng không chỉ s ử dụng sản phẩm, dịch vụ do TTP cung cấp mà còn muốn hiểu rõ về công ty đã cung cấp những dịch vụ đó cho mình. Vì vậy, công ty Tiến Tuấn cần có kế hoạch nâng cao uy tín và tạo dựng hình ảnh của mìnhđối với khách hàng bằng các cách như:

- Quảng cáo: Thiết nghĩ, việc tạo ấn tượng thương hiệu mạnh mẽ cũng có ảnh hưởng đến những khách hàng trực tiếp của công ty. Các phương tiện quảng cáo nên áp dụng: internet, báo, truyền hình, brochure. Nội dung quảng cáo cần súc tích, ấn tượng hơn là dài dòng, nhiều câu, nhi ều chữ.

- Hội chợ triển lãm: Ngoài hội chợ Allpack tham dự hàng năm, công ty nên sàng lọc và tham gia các hội chợ quan trọng của ngành máy móc dược phẩm khác như: Indopack, Propak,....Hiện nay hàng năm công ty có chính sách chi khoảng 100 ngàn đôla Mỹ hàng năm cho hội chợ Allpack, để tham dự được thêm nhiều hội chợ lớn khác thì công ty cần có chính sách tăng chi phí cho việc tham dự hội chợ tại Indonesia, dự kiến trong năm 2015 công ty cần phải chi khoảng 250 ngàn đôla Mỹ. Nhân sự được cử tham gia phải tinh thông về sản phẩm, dịch vụ, có thể đàm phán với đối tác trong trường hợp cần thiết vì việc trả lời qua loa với khách hàng hoặc hẹn giải đáp sau trong những tình huống đơn giản sẽ gây cảm giác mất tin tưởng

của khách hàng.

- Chiêu thị: Các hình thức chiê u thị như khuyến mãi, hoa hồng, quà biếu, chiết khấu... cho khách hàng nếu có thể nên hình thành một quy chế của công ty để tạo uy tín hơn với khách hàng.

- Phối hợp với đại diện Indonesia để tham dự tài trợ học bổng cho các sinh viên trường đại học dược ở Indonesia giống như đã vàđang thực hiện ở Việt Nam, Iran. Việc làm này sẽ tạo ra ấn tượng tốt với những dược sỹ xuất sắc trong tương lại, giúp họ nhìn nhận sự quan tâm và có trách nhiệm của công ty không chỉ là việc bán máy mà còn là cùng phát triển với khách hàng nói riêng và với ngành dược của Indonesia nói chung.

Một yếu tố nữa quyết định đến hìnhảnh của doanh nghiệp chính là văn hóa của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động đến tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua hành vi giao tiệp của công nhân, cán bộ doanh nghiệp và qua hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở của toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy có thể nói văn hóa kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hoặc thất bại của công ty thông qua việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách của công ty, tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn. Muốn tạo ra văn hóa riêng của mình, TTP cần phải:

- Hình thành và phát triển những sản phẩm máy móc dược phẩm mang dấu ấn của riêng mình, tạo đà cho sự phát triển mở rộng thị trường.

- Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, giao tiếp lịch sự, chu đáo, nhiệt tình giải thích tư vấn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm tiến tuấn tại thị trường indonesia (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)