6. Bố cục của luận văn
2.2.6 Nhóm các đối thủ cạnh khác:
Ngoài ra còn có các đối thủ khác, tuy nhiên thị phần chiếm một số nhỏ (chỉ khoảng dưới 2%) và không thể đánh giá chính xác được nên tác giả không tập trung phân tích nhiều.
Hình 2.2: Thị phần các nhà cung cấp máy móc dược phẩm tại thị trường Indonesia tính đến cuối tháng 12 năm 2013
Nguồn: Khảo sát của đại diện bán hàng của Tiến Tuấn tại Indonesia
Từ biểu đồ trên ta thấy thị phần của công ty Sanco – Indonesia đứng thứ nhất, kế đến là công ty Boschở vị trí thứ hai, các vị trí tiếp theo lần lượt là: Công ty Shanghai, công ty Yen Chen, các NCC từ Ấn Độ (Công ty chế tạo máy dược phẩm S K, Công ty chế tạo máy Avon, Công ty chế tạo máy dược phẩm và thực phẩm IPMMA), công ty Hualian, công ty Tiến Tuấn; vị trí còn lại là các nhà cung cấp khác. Thị phần của công ty Tiến Tuấn nhìn chung vẫn còn thấp, tuy nhiên trong năm 2014 sẽ là một năm mà công ty sẽ tăng tốc vượt bậc để chiếm lĩnh thị phần, bởi hầu hết 70% nhu cầu dự án đầu từ của các nhà máy dược Indonesia đều đã ký hợp đồng với Tiến Tuấn. Hy vọng tính đến hết năm 2014, thị phần công ty có thể tăng
lên khoảng 15%, sẽ ngang bằng với công ty Yen Chen và Shanghai.
Thị trường cung cấp máy móc dược phẩm Indonesia là t hị trường cạnh tranh hoàn hảo. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình thì doanh nghiệp cần co các chiến lược kinh doanh hợp lý như: Khác biệt hóa sản phẩm, giảm chi phí đầu tưtừ đó giảm giá thành sản phẩm, tạo nhiều cơ hội cạnh tranh hơn cho công ty,...
2.3 Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty Tiến Tuấn tại thị trường Indonesia:
Dựa trên lý luận dã trình bày trong Chương 1 về lý luậ n nâng cao năng lực cạnh tranh tại các doanh nghiệp, chúng ta tiến hành phân tích cụ thể các yếu t ố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty Tiến Tuấn tại thị trường Indonesia.
2.3.1 Các yếu tố bên ngoài cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty Tiến Tuấn
tại thị trường Indonesia:
2.3.1.1 Môi trường vĩ mô:
2.3.1.1.1 Các yếu tố môi trường kinh tế:
➢ Tại Việt Nam:
Trong những năm qua Việt nam đã thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ một quốc gia có GDP bình quân trênđầu người rất thấp, song với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nên chúng ta đã vượt qua ngưỡng của quốc gia nghèo và từng bước rút ngắn so với khu vực và thế giới. Đến năm 2013 thu nhập bình quân đầu người ở Việt nam đãđạt trên 1.960 USD/năm. Cơ cấu kinh tế và lao động đang chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong thời gian gần đây Chính phủ đã thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô là cho tỷ lệ lạm phát tương đối thấp (ở mức 1 con số) và lãi suất có xu hướng giảm. Tỷ giá hối đoái cũng được duy trìkháổn định. Những điều này cho thấy môi trường kinh tế ở Việt nam hiện nay đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung công ty Tiến Tuấn nói riêng. Song cũng còn tiềm ẩn những bất ổn cho sự phát triển bền vững.
➢ Tại Indonesia:
Nền kinh tế Indonesia được đánh giá là nền kinh tế năng động nhất khu vực Đông Nam Á. Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy nền kinh tế trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanhtăng trưởng cao trên 6% hàng năm. Tỷ lệ lạm phát trung bình của Indonesia trong năm 2013 là 6.82%.
Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ lạm phát trung bình của Indonesia năm 2013
Nguồn: Trích từ trang www.inflation.eu
Với việc đắc cử của tân tổng thống mới là ông Djoko Widodo chắc chắn nền kinh tế Indonesia sẽ có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, với những biện pháp mà ông Joko đãđề ra như:
+ Kiểm soát và hạn chế nạn tham nhũng tràn lan nhằm tạo sự công bằng cho tất cả mọi người dân; từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo hiện đang ngày càng nới rộng đe dọa mục tiêu xóa đói giảm nghèo của ASEAN.
+ Cam kết thúc đẩy tăng trưởng thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải thiện hệ thống ngân sách ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, trong đó áp dụng quản lý điện tử để nâng cao tính minh bạch của hoạt động ngân sách.
+ Chú trọng tăng cường sự độc lập cho nền kinh tế bằng cách phát triển các lĩnh vực chiến lược trong nước như mở rộng mạng lưới tưới tiêu, trồng lúa bên ngoài đảo Java, thành lập ngân hàng cho nông dân và các doanh ng hiệp vừa và nhỏ, chấm dứt việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chấm dứt nhập khẩu năng lượng bằng cách thúc đẩy thăm dò và khai thác nguồn năng lượng trong nước,
xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt, ưu tiên sử dụng than đá và khí đốt trong sả n xuất điện, đạt mục tiêu nâng tỷ lệ tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ tài chính với mức chi phí hợp lý lên 50%...
2.3.1.1.2 Các yếu tố môi trường công nghệ:
Ngành chế tạo máy móc dược phẩm ở Indonesia là một ngành mới, còn non trẻ, chưa thực sự phát triển. Hiện tại chỉ có công ty PT. Sanco là công ty nội địa có thể sản xuất máy móc dược phẩm đáp ứng yêu cầu công nghệ, tuy nhiên sản phẩm của công ty hầu hết chưa được cấp chứng chỉ CE, độ tinh xảo, chính xác của máy chưa cao.
Ngược lại, sản phẩm của TTP thì các chi tiết máy đều phải thể hiện được độ tinh xảo, chính xác, công nghệ cao, đòi hỏi phải được thực hiện bằng các máy sản xuất hiện đại, chi phí đầu tư cao. Tuy nhiên với định hướng và tầm nhìn của Ban giám đốc, công ty Tiến Tuấn đã mạnh dạn đầu tư toàn bộ máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất đều nhập từ nước ngoài, các thiết bị công nghệ chính đều là các công nghệ tiên tiến được sử dụng rộng rãi trên thế giới và đều có xuất tứ từ Nhật, Châu Âu.
2.3.1.1.3 Các yếu tố môi trường văn hoá xã hội –nhân khẩu:
Indonesia là nước có dân số đông và nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, thuốc chữa bệnh sẽ tăng trưởng theo sự phát triển của nền kinh tế và quy mô dân số. Dự báo chi phí chăm sóc sức khỏe của Indonesia sẽ đạt 60,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018, với mức tăng trưởng 14,9% trong giai đoạn 2012-2018, do mức tăng nhanh hơn của các nhóm người độ tuổi trên 35, đô thị hóa và sự gia tăng của các bệnh liên quan đến lối sống.
Hệ thống y tế quốc gia trong khuôn khổ Luật các nhà cung cấp an sinh xã hội (BPJS) cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự gia tăng chi tiêu y tế, bởi dự kiến tất cả mọi người dân Indonesia đủ điều kiện sẽ được bảo hiểm y tế vào năm 2019, từ mức 121,6 triệu người trong tổng dân số trên 240 triệu người hiện nay.
Việc thực hiện BPJS sẽ thực sự mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là cho các bệnh viện tư nhân, bởi theo luật này khoảng
86 triệu người thu nhập thấp không tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sẽ được bảo hiểm y tế với sự trợ giúp của chính phủ.
Với việc chính phủ quan tâm đến chăm sóc sức khỏe cho người dân thì nhu cầu của ngành dược phẩm sẽ càng tăng, yêu cầu đầu tư máy móc công nghệ cao để sản xuất bào chế thuốc. Đây chính là cơ hội cho các nhà cung cấp máy móc dược phẩm tại thị trường này.
2.3.1.1.4 Các yếu tố môi trường chính trị –luật pháp:
Indonesia là một nước cộng hòa với cơ chế tổng thống. Trước khi tân tổng thống Joko nhậm chức, đã có những bất ổn nhất định. Tuy nhiên ông Djoko đắc cử đã có nhiều chính sách ổn định lại thình hình c hính trị. Hệ thống luật pháp ở Indonesia trong những năm qua không ngừng hoàn thiện do đó không có tác động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty tại thị trường này.
2.3.1.1.5 Các yếu tố môi trường địa lý - tự nhiên:
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì các yếu tố môi trường đại lý tự nhiên không có tác động ảnh hưởng nhiều.
Tuy nhiên, về mặt địa lý giữa Việt Nam và Indonesia thì công ty có nhiều lợi thế hơn cả so với các đối thủ khác, vì Việt Nam và Indoneisa rất gần nhau, chỉ mất khoảng 1 giờ 30 phút bay, nên tạo thuận lợi rất nhiều đối với công tác dịch vụ sau bán hàng. Đối với các nhà cung cấp đến từ châu Âu thì rõ ràng phải mất nhiều thời gian để xin visa rồi mới có thể cử nhân viên đến nhà máy khách hàng. Đây là một lợi thế cho công ty.
Nhận xét chung về ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến công ty Tiến Tuấn: Đối với hoạt động kinh doanh của công ty Tiến Tuấn và đặc thù ngành cung cấp máy móc dược phẩm thì các yếu tốc môi trường vĩ mô không có tác động nhiều đến công ty, tác độngchủ yếu là các yếu tốc bên trong và môi trường vi mô.
2.3.1.2 Môi trường vi mô (Môi trường ngành):
Tiến Tuấn có lợi thế cạnh tranh khá tốt nhờ uy tín thương hiệu lâu đời, trình độ chuyên môn của cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề, vận hành cùng hệ thống thiết bị với công nghệ tiên tiến đã kiến tạo nên các dòng sản phẩm có chất lượng
cao,ổn định. Đây là lợi thế phát triển bền vững của Tiến Tuấn. Với thương hiệu nổi tiếng, Tiến Tuấn cũng đã vàđang xây dựng được cho mình cả một hệ thống khách hàng truyền thống luôn được duy trì & phát huy khá mạnh, đây chính là cầu nối quan trọng để Công ty tiếp cận & khai thác thêm khách hàng mới mới nhiều tiềm năng hơn theo cơ chế: “Hữu xạ tự nhiên hương”.
2.3.1.2.1 Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng:
Theo báo cáo thăm dò thị trường của Jayapak thì đầu năm 2014 sẽ có thêm nhiều công ty cung cấp máy móc dược phẩm tham gia vào thị trường Indonesia, điển hình như: Công ty IMA –Ý, Công ty Oystar– Đức, và 1 công ty nội địa là PT. Tamaru Mitrasejati.
Công ty IMA – Ý: Sản phẩm nổi bật là các máy đóng gói như: Máy ép vỉ, máy đóng hộp tự động. Tuy nhiên giá thành sản phẩm lại rất cao, hơn khoảng 40% so với giá của TTP.
Công ty Oystar – Đức: Sản phẩm nổi bật là các máy bào chế. Đây cũng là thương hiệu không kém cạnh gì so với Bosch, nhưng đánh giá thấy hệ thống phân phối và đại diện bán hàng ở Indonesia hoạt động chưa thật sự hiệu quả, chưa tạo được sự an tâm cho khách hàng khi thực hiện dịch vụ sau bán hàng.
Công ty PT. Tamaru Mitrasejati – Indonesia: Tiền thân của công ty là đại diện bán hàng cho nhiều nhà sản xuất máy móc đủ loại ngành như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm. Đến tháng 1 năm 2014, công ty Tamaru chính thức thành lập với hệ thống nhà máy sản xuất, gia công, lắp ráp chuyên ngành máy móc dược phẩm. Các sản phẩm hiện tại cònđơn giản, chưa đạt yêu cầu thẩm mỹ và công nghệ, như: máy sấy, máy trộn, nhưng là máy rời, không có chức năng kết nối kín.
2.3.1.2.2 Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành:
Là các đối thủ cạnh tranh vốn đã có vị thế vững vàng tr ên thị trường trong cùng một ngành nghề kinh doanh. Mức độ cạnh tranh càng cao, giá cạnh tranh càng giảm kéo theo lợi nhuận giảm.
Bảng 2.3: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngànhở thị trường Indonesia STT Đối thủ cạnh tranh hiện tại Quốc gia Sản phẩm cung cấp
1 Công ty chế tạo máy dược phẩm
Yen Cheng machinery Co. Ltd., Đài Loan
Đa dạng cho ngành dược phẩm: Máy bào chế, máy ép vỉ, máy đóng nang,...
2
Công ty chế tạo máy dược phẩm
Hualian machinery Ltd.,: Trung Quốc
Đa dạng cho ngành dược phẩm: Máy bào chế, máy ép vỉ, máy đóng nang,...
3
Công ty chế tạo máy dược phẩm Shanghai Pharmaceutical Co. Ltd.,:
Trung Quốc
Đa dạng cho ngành dược phẩm: Máy bào chế, máy ép vỉ, máy đóng nang,...
4
Các NCC từ Ấn Độ (Công ty chế tạo máy dược phẩm S K, Công ty chế tạo máy Avon, Công ty chế tạo máy dược phẩm và thực phẩm IPMMA)
Ấn Độ
Máy sấy tầng sôi, máy trộn, máy nghiền búa, máy ép vỉ,...
5 Công ty ch
ế tạo máy PT. Sanco
Indonesia Indonesia
Đa dạng cho ngành dược phẩm: Máy bào chế, máy ép vỉ, máy đóng nang,...
6 Tập đoàn Bosch Đức
Đa dạng cho ngành dược phẩm: Máy bào chế, máy ép vỉ, máy đóng nang,...
7 Các NCC khác Máy rời, không có chức
năng kết nối kín
Nguồn: Khảo sát của đại diện bán hàng của Tiến Tuấn tại Indonesia
Có ba nhân tố quan trọng tạo thành mức độ cạnh tranh giữa các công ty hoạt động trong cùng ngành kinh doanh, đó là:
-Cơ cấu cạnh tranh;
- Các rào cản ra khỏi ngành của các doanh nghiệp. Phần quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài là phải nhận diện được tất cả các đối thủ cạnh tranh và xác định được ưu thế, khuyết điểm, khả năng, vận hội, mối đe dọa, mục tiêu và chiến lược của họ.
Bảng 2.4: Đánh giá sơ bộ các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngànhở thị trường Indonesia tính đến cuối năm 2013
STT Công ty Năm thành lập Năm thâm nhập vào Indonesia Thị phần (%) Nhân sự (người) Máy đạt tiêu chuẩn CE Đại diện bán hàngở Indo 1 Tiến Tuấn (TTP) 1998 2012 3.4% 181 có có 2 Yen Chen 1967 2007 13.1% 345 có có 3 Hualian 1994 2006 4.9% 176 chỉ 1 số có 4 Shanghai 1998 2005 13.3% 281 có có 5 Các NCCẤn Độ 2005 5.8% không không 6 Sanco 1993 1993 29.2% 156 chỉ 1 số trực tiếp 7 Bosch 2002 28.3% có có 8 Các NCC khác 2% chỉ 1 số có
Nguồn: Khảo sát của đại diện bán hàng của Tiến Tuấn tại Indonesia
2.2.2.2.3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế:
Cho đến nay các sản phẩm máy móc dược phẩm do công ty Tiến Tuấn cung cấp gần như không có sản phẩm thay thế.
2.2.2.2.4 Áp lực từ phía khách hàng:
Đối với ngành cung cấp máy móc dược phẩm, áp lực từ phía khách hàng là cực lớn. Trong bất kỳ một dự án đầu tư nào thì áp lực từ phía khách hàng chủ yếu có 2 dạng là đòi hỏi giảm giá hay mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Chính điều này làm cho các đối thủ cạnh tranh chống lại nhau, sẵn sàng cắt gi ảm lợi nhuận để giành được dự án.
Đối tượng ngành hàng chủ yếu của Tiến Tuấn tại thị trường Indonesia hầu hết là những dự án đầu tư nhà máy mới, các công ty dược lớn. Với mối quan hệ tốt với khách hàng từ đại diện Jayapak đã góp phần to lớn vào sự tăng trưởng của công ty trong thời gian qua. Hệ thống khách hàngổn định, trung thành, khi có nhu cầu thì đều liên hệ Tiến Tuấn.
2.2.2.2.5 Áp lực của nhà cungứng:
Hầu hết nguyên vật liệu, thiết bị lắp trên máy của TTP đều nhập khẩu từ nước ngoài. Ví dụ như inox 304 để làm nên khung máy, hoặc các chi tiết tiếp xúc với thuốc đều được làm bằng inox 316L nhập khẩu từ Thụy Sĩ; hay motor chính máy ép vỉ thuốc tự động nhập trực tiếp từ Lenze,...cũng có một vài chi tiết như bạc đạn SKF – Đức, Nhật, ron silicon Simolex – Mỹ, thiết bị khí nén Festo – Đức, được các đại lý nhập khẩu về Việt Nam và cung cấp trực tiếp cho TTP.
-Trong nước:
+ Nguyên vật liệu: Thép đặc biệt, thép mạ điện, mica, đồng, gan,...