Nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm tiến tuấn tại thị trường indonesia (Trang 32)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1.1.1Nguồn nhân lực:

Con người là chủ thể của mọi hoạt động. Ngày nay khi mà hàm lượng chất xám trong sản phẩm ngày càng cao, đồng nghĩa với nó là nhân lực được đặt lên hàng đầu. Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo

trong mọi tổ chức. Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trìnhđộ quản lý của các cấp lãnhđạo, trình dộ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trìnhđộ tư tuởng vănhoá của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm luợng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ thuật của sản phẩm, mẫu mã, chất luợng ... và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng, huớng tới sự phát triển bền vững. Do vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư cho nguồn lực này mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nguồn lực này càng tốt khả năng cạnh tranh càng cao. Đánh giá năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực đánh giá qua các yếu tố như: Số lượng lao động; cơ cấu lao động,trìnhđộ chuyên môn, tay nghề; mức độ ổn định; chính sách bố trí và luân chuyển nhân sự; chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực (tiền lương, thưởng, phúc lợi xã hội, đào tạo và phát triển, h ệ thống đánh giá khen thưởng);hệ thống tuyển dụng… 1.2.1.1.2 Năng lực tài chính:

Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệ p có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huyđộng được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác. Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp như hạn chế việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế việcđào tạo nâng cao trình độ cán bộ và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị trường, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý... Trong thực tế không có doanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn.

Một tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động hiệu quả và linh hoạt tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị và các nguồn lực khác. Từ đó thiết

lập và cũng cố vị thế cạnh tranh của mình. Các chỉ tiêu cần đánh giá Nguồn lực tài chính bao gồm: Nguồn vốn, tài sản và vốn chủ sở hữu; khả năng thanh toán; khả năng huy động vốn và tài trợ vốn…

Kết quả hoạt động và hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp phản ánh về cơ cấu sản phản phẩm dịch vụ, quy mô về sản lượng, doanh thu, lợi nhuậnvà mức độ tăng tr ưởng về các yếu tố này cùng các chỉ số về hiệu quả kinh doanh như: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROR); Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (ROC), Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA); Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROR). Các chỉ số này cho biết khả năng sinh lời trên 1 đồng doanh thu, chi phí, tài sản và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

1.2.1.1.3 Cơ sở hạ tầng, trìnhđộ thiết bị, công nghệ:

Cơ sở hạ tầng, thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghệ còn tác độn g đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp. Đây là một nguồn lực và phương tiện trực tiếp để tạo ra sản phẩm, dịch vụ của doianh nghiệp. Vì vậy nó là 1 yếu tạo năng lực cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp.Nội dung phân tích phương tiện, công nghệ và cơ sở hạ bao gồm: Máy móc thiết bị, công suất và công nghệ (tự động hoá, vận hành, tính linh hoạt…); Nhà máy (qui mô, vị trí, thời gian hoạt động…); Qui trình (tínhđặc thù, linh hoạt) …

1.2.1.1.4 Nănglực quản lý:

Năng lực quản lý phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả. Các khả năng này được thể hiện trong quá trình quản lý của tổ chức, quá trình ra quyết định và triển khai thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Nói một cách chung nhất, khả năng của một tổ chức là sản phẩm của cơ cấu tổ chức và hệ thống kiểm soát. Các khả năng này không hẳn thuộc về các cá nhân mà chủ yếu là theo cách các

cá nhân tương tác, hợp tác với nhau và ra quyết định trong hoàn cảnh và bối cảnh của một tổ chức. Để phản ánh năng lực quản lý của doanh nghiệp người ta thường phản ánh cấu trúc hay cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và phân quyền, nhà lãnh đạo và quản trị, hệ thống thông tin quản lý...

Cơ cấu tổ chức và phân quyền trong trong doanh nghiệp sẽ hỗ trợ tất cả các hoạt động trong dây chuyền giá trị của doanh nghiệp. Rất nhiều các doanh nghiệp đã thực hiện những tái cấu trúc chủ yếu dẫn tới việc đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp năng động hơn, ít tầng nấc quản lýtrung gian. Qua nhiều tầng nấc trung gian quản lý có thể cản trở các nhà quản trị cấp cao trong việc quan tâm tới những ý tưởng mới và hệ thống phê chuẩn phức tạp có thể làm chậm việc ra quyết định, có khi là quá muộn cho những hànhđộng có hiệu quả.

Nhà lãnhđạo và những nhà quản trị là đầu tàu định hướng cho doanh nghiệp. Các quyết định của họ đạo chính xác, hiệu quả, kịp thời và khoa học là nguồn lực lớn cho doanh nghiệp. Yếu tố này luôn gắn chặt với yếu tố nhân lực và văn hóa của Doanh nghiệp. Năng lực của nhà lãnh đạo và nhà quản trị thể hiện qua: Trình độ người quản lý và lãnh đạo; Tầm nhìn và hìnhảnh; Mức độ chấp nhận rủi ro; Khả năng gắn kết các giá trị riêng lẻ tạo nên chuỗi giá trị cho Doanh nghiệp; Gần gũi và chia sẻ; Cóphong cách lãnhđạo phù hợp… Nhà lãnhđạo và quản trị tỏ ra uy quyền trong các quyết định của mình bằng tín hiệu quả, trên cơ sở có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng, tạo ra một cơ chế thúc đẩy và công nhận giá trị.

Hệ thống thông tin quản lý hỗ trợ cho việc quản lý có hiệu quả. Nó bao gồm: Hệ thống thu thập thông tin bên trong, bên ngoài, hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin... Các hệ thống này giúp doanh nghiệp có được thông tin kịp thời, chính xác để ra các quyết định và tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trườn g.

1.2.1.1.5 Khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tếquốc tế: quốc tế:

Một doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều với các đối tuợng hữu quan trong môi trường kinh doanh. Trong kinh doanhthường xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăngkhả năng cạnh tranh. Khả

năngliên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biế t các cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên minh một cách có kết quả vàđạthiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đặt ra. Khả năngliên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương truờng. Nếu doanh nghiệp không thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh và nếu cơ hội đó duợc đối thủ cạnh tranh nắm được thì nó sẽ trở thành nguy cơvới doanh nghiệp.

1.2.1.1.6 Hoạt động marketing:

Các hoạt động marketing và bán hàng của doanh nghiệp xoay quanh bốn vấn đề chủ yếu: hỗn hợp sản phẩm, giá cả, yểm trợ và các kênh phân phối. Phụ thuộc vào phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp lựa chọn, cũng như sự phức tạp của quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể quyết định có hỗn hợp sản phẩm rộng hay hẹp (nhiều chủng loại hay ít chủng loại). Giá cả mà doanh nghiệp có thể thu được từ những sản phẩm của mìnhđo lường mức giá trị mà doanh nghiệp đã tạo ra cho khách hàng. Đối với bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào để thành công nó phải được yểm trợ với kế hoạch kỹ lưỡng về bao bìđóng gói, quảng cáo và việc sử dụng sáng tạo những phương tiện thông tin. Cuối cùng, có rất nhiều vấn đề quan trọng trong việc xác định cách thức mà sản phẩm được phân phối đến những khách hàng mục tiêu của nó. Những vấn đề này bao gồm việc đánh giá tầm quan trọng của các nhà phân phối so với lực lượng bán hàng trực tiếp và việc xác định vị trí của các điểm bán lẻ.

1.2.1.2 Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp:

Lợi thế cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm, dịch vụ có thể đạt được theo nhiều cách, như: chất lượng sản phẩm tốt hơn, dịch vụ khách hàng tốt hơn...

1.2.1.2.1 Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp:

Tác động của chất lượng sản phẩm đến lợi thế cạnh tranh mang tính hai mặt. Thứ nhất, việc cung cấp những sản phẩm chất lượng cao tạo nên uy tín cho thương hiệu những sản phẩm của công ty. Điều này cho phép công ty có thể bán các sản

phẩm của mình với giá cao hơn. Thứ hai, chất lượng cao dẫn đến hiệu suất cao. Chất lượng sản phẩm cao đồng nghĩa với việc giảm bớt thời gian hao phí để chỉnh sửa lỗi và khuyết đi ểm của sản phẩm cũng như giảm các dịch vụ phụ thêm. Điều này dẫn đến việc giảm tiêu hao nhân lực và tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

1.2.1.2.2 Chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp:

Các nhà quản trị đánh giá ngày càng cao dịch vụ khách hàng và xem nó như là một trong những hoạt động giá trị quan trọng nhất của công ty. Dịch vụ khách hàng bao gồm các hoạt động như lắp đặt sửa chữa, huấn luyện khách hàng, cung cấp các linh kiện, bộ phận, và điều chỉnh sản phẩm, cũng như sự nhã nhặn và nhanh chóngđáp ứng với những khiếu nại và yêu cầu của khách hàng. Trong nhiều ngành của công nghiệp, nơi các sản phẩm lần đầu tiên được tung ra thị trường đòi hỏi chi tiêu một khối lượng lớn về tiền và huấn luyện khách hàng đặc biệt, nhu cầu cho dịch vụ khách hàng tuyệt hảo có thể tạo ra rào cản xâm nhập to lớn.

1.2.1.3 Vị thế trên thị trường của doanh nghiệp:

Vị thế trên thị trường phản ánh vị trí và thế mạnh thị trường của công ty đối với các hoạt động mà công ty tham gia trong những thị trường nhất định. Vị thế th ị trường được xác định bởi các chỉ tiêu như phạm vị hoạt động và thị phần (dẫn đầu thị trường), khả năng thay đổi thị phần, kết quả hoạt động và hiệu quả kinh doanh, uy tín và hìnhảnh của công ty đối với công chúng và khách hàng…

1.2.1.3.1 Phạm vi hoạt động và thị phần:

Phạm vi hoạt động và t hị phần là một chỉ tiêu đánh giá năng lực và hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp. Phạm vi hoạt động và t hị phần càng lớn thì doanh nghiệp càng có lợi thế kinh tế về quy mô để giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Thị phần được đo bằng tỷ số giữa doanh số của doanh nghiệp với doanh số của của toàn thị trường về cùng một loại sản phẩm, dịch vụ.

1.2.1.3.2 Hìnhảnh, uy tín và thương hiệu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hìnhảnh, uy tín và thương hiệu là tất cả các dấu hiệu có thể tạo ra một hình ảnh riêng biệt hay rõ nét cho doanh nghiệp trong con mắt khách hàng và công

chúng. Nó có thể là một tên gọi, một từ hay cụm từ, một biểu tượng (logo), cảm xúc… hoặc sự kết hợp tất cả các yếu tố trên được ghi nhận trong tâm trí của công chúng và khách hàng. Doanh nghiệpcó hìnhảnh, uy tín và thương hiệu tốt sẽ được khách hàng lựa chọn và tăng được năng lực cạnh tranh của mình.

1.2.2 Các yếu tố bên ngoài cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

1.2.2.1 Môi trường vĩ mô:

Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ng ành kinh doanh, nhưng không nhất thiết phải theo một cách nhất định. Phân tích môi trường vĩ mô sẽ giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp đang trực diện với những gì? Nhằm giúp doanh nghiệp có những quyết định phù hợp. Hay nói cách khác, mục đích của việc nghiên cứu môi trường vĩ mô là nhằm phát triển một danh mục có giới hạn những cơ hội mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cũng như các mối đe dọa của môi trường mà doanh nghiệp cần phải né tránh. Các yếu tố môi trường vĩ mô gồm có:

1.2.2.1.1 Các yếu tố môi trường kinh tế:

Đây là nhóm các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến thách thức và ràng buộc, nhưng đồng thời lại là nguồn khai thác các cơ hội đối với doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp bao gồm: tỷ lệ tăng trư ởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái và tỷ lệ lạm phát.

1.2.2.1.2 Các yếu tố môi trường công nghệ:

Sự ảnh hưởng chủ yếu thông qua các sản phẩm, quá trình công nghệ và vật liệu mới. Sự thay đổi về công nghệ có thể tác động lên chiều cao của rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu trúc ngành. Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ đến tính chất và giá cả của sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp, quy trình sản xuất và vị thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp.

Trình độ khoa học – công nghệ quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất, tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó là: chất lượng và giá bán. Khoa học – công nghệ còn tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, khi trình độ công nghệ thấp thì giá và chất l ượng có ý nghĩa ngang bằng nhau trong cạnh tranh.

chuyển từ cạnh tranh giá bán sang chất lượng, cạnh tranh phần giá trị gia tăng của sản phẩm, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch v ụ có hàm lượng công nghệ cao. Đây là tiền đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm để ổn định và nâng cao sức cạnh tranh của mình.

1.2.2.1.3 Các yếu tố môi trường văn hoá xã hội –nhân khẩu:

Các giá trị văn hoá xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, sở thích, thái độ mua sắm của khách hàng. Bất kỳ sự thay đổi nào của các giá trị này đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân khẩu bao gồm các yếu tố như: dân số, cấu trúc tuổi, phân bố địa lý, phân phối thu nhập… tạo nên quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải phân tích chúng để tận dụng các cơ hội và giảm các nguy cơ.

1.2.2.1.4 Các yếu tố môi trường chính trị –luật pháp:

Các yếu tố này có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ môi trường. Sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, là cơ sở đảm bảo sự thuận

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm tiến tuấn tại thị trường indonesia (Trang 32)