Các yếu tố môi trường địa lý tự nhiên:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm tiến tuấn tại thị trường indonesia (Trang 60 - 65)

6. Bố cục của luận văn

2.3.1.1.5Các yếu tố môi trường địa lý tự nhiên:

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì các yếu tố môi trường đại lý tự nhiên không có tác động ảnh hưởng nhiều.

Tuy nhiên, về mặt địa lý giữa Việt Nam và Indonesia thì công ty có nhiều lợi thế hơn cả so với các đối thủ khác, vì Việt Nam và Indoneisa rất gần nhau, chỉ mất khoảng 1 giờ 30 phút bay, nên tạo thuận lợi rất nhiều đối với công tác dịch vụ sau bán hàng. Đối với các nhà cung cấp đến từ châu Âu thì rõ ràng phải mất nhiều thời gian để xin visa rồi mới có thể cử nhân viên đến nhà máy khách hàng. Đây là một lợi thế cho công ty.

Nhận xét chung về ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến công ty Tiến Tuấn: Đối với hoạt động kinh doanh của công ty Tiến Tuấn và đặc thù ngành cung cấp máy móc dược phẩm thì các yếu tốc môi trường vĩ mô không có tác động nhiều đến công ty, tác độngchủ yếu là các yếu tốc bên trong và môi trường vi mô.

2.3.1.2 Môi trường vi mô (Môi trường ngành):

Tiến Tuấn có lợi thế cạnh tranh khá tốt nhờ uy tín thương hiệu lâu đời, trình độ chuyên môn của cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề, vận hành cùng hệ thống thiết bị với công nghệ tiên tiến đã kiến tạo nên các dòng sản phẩm có chất lượng

cao,ổn định. Đây là lợi thế phát triển bền vững của Tiến Tuấn. Với thương hiệu nổi tiếng, Tiến Tuấn cũng đã vàđang xây dựng được cho mình cả một hệ thống khách hàng truyền thống luôn được duy trì & phát huy khá mạnh, đây chính là cầu nối quan trọng để Công ty tiếp cận & khai thác thêm khách hàng mới mới nhiều tiềm năng hơn theo cơ chế: “Hữu xạ tự nhiên hương”.

2.3.1.2.1 Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng:

Theo báo cáo thăm dò thị trường của Jayapak thì đầu năm 2014 sẽ có thêm nhiều công ty cung cấp máy móc dược phẩm tham gia vào thị trường Indonesia, điển hình như: Công ty IMA –Ý, Công ty Oystar– Đức, và 1 công ty nội địa là PT. Tamaru Mitrasejati.

Công ty IMA – Ý: Sản phẩm nổi bật là các máy đóng gói như: Máy ép vỉ, máy đóng hộp tự động. Tuy nhiên giá thành sản phẩm lại rất cao, hơn khoảng 40% so với giá của TTP.

Công ty Oystar – Đức: Sản phẩm nổi bật là các máy bào chế. Đây cũng là thương hiệu không kém cạnh gì so với Bosch, nhưng đánh giá thấy hệ thống phân phối và đại diện bán hàng ở Indonesia hoạt động chưa thật sự hiệu quả, chưa tạo được sự an tâm cho khách hàng khi thực hiện dịch vụ sau bán hàng.

Công ty PT. Tamaru Mitrasejati – Indonesia: Tiền thân của công ty là đại diện bán hàng cho nhiều nhà sản xuất máy móc đủ loại ngành như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm. Đến tháng 1 năm 2014, công ty Tamaru chính thức thành lập với hệ thống nhà máy sản xuất, gia công, lắp ráp chuyên ngành máy móc dược phẩm. Các sản phẩm hiện tại cònđơn giản, chưa đạt yêu cầu thẩm mỹ và công nghệ, như: máy sấy, máy trộn, nhưng là máy rời, không có chức năng kết nối kín.

2.3.1.2.2 Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành:

Là các đối thủ cạnh tranh vốn đã có vị thế vững vàng tr ên thị trường trong cùng một ngành nghề kinh doanh. Mức độ cạnh tranh càng cao, giá cạnh tranh càng giảm kéo theo lợi nhuận giảm.

Bảng 2.3: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngànhở thị trường Indonesia STT Đối thủ cạnh tranh hiện tại Quốc gia Sản phẩm cung cấp

1 Công ty chế tạo máy dược phẩm

Yen Cheng machinery Co. Ltd., Đài Loan

Đa dạng cho ngành dược phẩm: Máy bào chế, máy ép vỉ, máy đóng nang,...

2

Công ty chế tạo máy dược phẩm

Hualian machinery Ltd.,: Trung Quốc

Đa dạng cho ngành dược phẩm: Máy bào chế, máy ép vỉ, máy đóng nang,...

3

Công ty chế tạo máy dược phẩm Shanghai Pharmaceutical Co. Ltd.,:

Trung Quốc

Đa dạng cho ngành dược phẩm: Máy bào chế, máy ép vỉ, máy đóng nang,...

4

Các NCC từ Ấn Độ (Công ty chế tạo máy dược phẩm S K, Công ty chế tạo máy Avon, Công ty chế tạo máy dược phẩm và thực phẩm IPMMA)

Ấn Độ

Máy sấy tầng sôi, máy trộn, máy nghiền búa, máy ép vỉ,...

5 Công ty ch

ế tạo máy PT. Sanco

Indonesia Indonesia

Đa dạng cho ngành dược phẩm: Máy bào chế, máy ép vỉ, máy đóng nang,...

6 Tập đoàn Bosch Đức

Đa dạng cho ngành dược phẩm: Máy bào chế, máy ép vỉ, máy đóng nang,...

7 Các NCC khác Máy rời, không có chức

năng kết nối kín

Nguồn: Khảo sát của đại diện bán hàng của Tiến Tuấn tại Indonesia

Có ba nhân tố quan trọng tạo thành mức độ cạnh tranh giữa các công ty hoạt động trong cùng ngành kinh doanh, đó là:

-Cơ cấu cạnh tranh;

- Các rào cản ra khỏi ngành của các doanh nghiệp. Phần quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài là phải nhận diện được tất cả các đối thủ cạnh tranh và xác định được ưu thế, khuyết điểm, khả năng, vận hội, mối đe dọa, mục tiêu và chiến lược của họ.

Bảng 2.4: Đánh giá sơ bộ các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngànhở thị trường Indonesia tính đến cuối năm 2013

STT Công ty Năm thành lập Năm thâm nhập vào Indonesia Thị phần (%) Nhân sự (người) Máy đạt tiêu chuẩn CE Đại diện bán hàngở Indo 1 Tiến Tuấn (TTP) 1998 2012 3.4% 181 có có 2 Yen Chen 1967 2007 13.1% 345 có có 3 Hualian 1994 2006 4.9% 176 chỉ 1 số có 4 Shanghai 1998 2005 13.3% 281 có có 5 Các NCCẤn Độ 2005 5.8% không không 6 Sanco 1993 1993 29.2% 156 chỉ 1 số trực tiếp 7 Bosch 2002 28.3% có có 8 Các NCC khác 2% chỉ 1 số có

Nguồn: Khảo sát của đại diện bán hàng của Tiến Tuấn tại Indonesia

2.2.2.2.3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế:

Cho đến nay các sản phẩm máy móc dược phẩm do công ty Tiến Tuấn cung cấp gần như không có sản phẩm thay thế.

2.2.2.2.4 Áp lực từ phía khách hàng:

Đối với ngành cung cấp máy móc dược phẩm, áp lực từ phía khách hàng là cực lớn. Trong bất kỳ một dự án đầu tư nào thì áp lực từ phía khách hàng chủ yếu có 2 dạng là đòi hỏi giảm giá hay mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Chính điều này làm cho các đối thủ cạnh tranh chống lại nhau, sẵn sàng cắt gi ảm lợi nhuận để giành được dự án.

Đối tượng ngành hàng chủ yếu của Tiến Tuấn tại thị trường Indonesia hầu hết là những dự án đầu tư nhà máy mới, các công ty dược lớn. Với mối quan hệ tốt với khách hàng từ đại diện Jayapak đã góp phần to lớn vào sự tăng trưởng của công ty trong thời gian qua. Hệ thống khách hàngổn định, trung thành, khi có nhu cầu thì đều liên hệ Tiến Tuấn.

2.2.2.2.5 Áp lực của nhà cungứng:

Hầu hết nguyên vật liệu, thiết bị lắp trên máy của TTP đều nhập khẩu từ nước ngoài. Ví dụ như inox 304 để làm nên khung máy, hoặc các chi tiết tiếp xúc với thuốc đều được làm bằng inox 316L nhập khẩu từ Thụy Sĩ; hay motor chính máy ép vỉ thuốc tự động nhập trực tiếp từ Lenze,...cũng có một vài chi tiết như bạc đạn SKF – Đức, Nhật, ron silicon Simolex – Mỹ, thiết bị khí nén Festo – Đức, được các đại lý nhập khẩu về Việt Nam và cung cấp trực tiếp cho TTP.

-Trong nước:

+ Nguyên vật liệu: Thép đặc biệt, thép mạ điện, mica, đồng, gan,...

+ Thiết bị: Thiết bị cơ khí, thiết bị điện: dây dẫn, thiết bị điện cơ: máy làm lạnh,...

-Nước ngoài:

+ Nguyên vật liệu: Thép không gỉ, thép CT3, mica, inox,... + Thiết bị:

 Thiết bị điện điều khiển: PLC, biến tần, màn hình, recoder, các loại cảm biến, cân điện tử, camera, servo, các loại công tắc an toàn.

Thiết bị điện: timer, ralay, đèn báo, thiết bị đo, dây dẫn, dây bù nhiệt. Thiết bị điện cơ: motor, quạt hút, máy nén khí, các loại bơm khí, bơm nhu động, máy hút bụi, máy làm lạnh.

Thiết bị khí nén. Thiết bị cơ khí.

Bảng 2.5: Một số nhà cung cấp vật tư (tại Việt Nam) thường xuyên phát sinh mua hàng

STT Tên nhà cung cấp

Mặt hàng cung cấp Chính sách trả chậm Xuất xứ

1 FESTO Thiết bị khí nén 90 ngày Đức

2 TÂN TIẾN Thiết bị điều khiển 60 ngày Đức/Anh/CH Séc

3 VIỆT HÀ Motor Nord Cọc 30%, 70%: còn lại

30 ngày

Đức

4 SAO VIỆT Thép không gỉ 30 ngày ChâuÂu/Hàn Quốc

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm tiến tuấn tại thị trường indonesia (Trang 60 - 65)