Môi trường vĩ mô:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm tiến tuấn tại thị trường indonesia (Trang 57 - 60)

6. Bố cục của luận văn

2.3.1.1Môi trường vĩ mô:

2.3.1.1.1 Các yếu tố môi trường kinh tế:

Tại Việt Nam:

Trong những năm qua Việt nam đã thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ một quốc gia có GDP bình quân trênđầu người rất thấp, song với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nên chúng ta đã vượt qua ngưỡng của quốc gia nghèo và từng bước rút ngắn so với khu vực và thế giới. Đến năm 2013 thu nhập bình quân đầu người ở Việt nam đãđạt trên 1.960 USD/năm. Cơ cấu kinh tế và lao động đang chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong thời gian gần đây Chính phủ đã thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô là cho tỷ lệ lạm phát tương đối thấp (ở mức 1 con số) và lãi suất có xu hướng giảm. Tỷ giá hối đoái cũng được duy trìkháổn định. Những điều này cho thấy môi trường kinh tế ở Việt nam hiện nay đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung công ty Tiến Tuấn nói riêng. Song cũng còn tiềm ẩn những bất ổn cho sự phát triển bền vững.

Tại Indonesia:

Nền kinh tế Indonesia được đánh giá là nền kinh tế năng động nhất khu vực Đông Nam Á. Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy nền kinh tế trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanhtăng trưởng cao trên 6% hàng năm. Tỷ lệ lạm phát trung bình của Indonesia trong năm 2013 là 6.82%.

Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ lạm phát trung bình của Indonesia năm 2013

Nguồn: Trích từ trang www.inflation.eu

Với việc đắc cử của tân tổng thống mới là ông Djoko Widodo chắc chắn nền kinh tế Indonesia sẽ có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, với những biện pháp mà ông Joko đãđề ra như:

+ Kiểm soát và hạn chế nạn tham nhũng tràn lan nhằm tạo sự công bằng cho tất cả mọi người dân; từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo hiện đang ngày càng nới rộng đe dọa mục tiêu xóa đói giảm nghèo của ASEAN.

+ Cam kết thúc đẩy tăng trưởng thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải thiện hệ thống ngân sách ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, trong đó áp dụng quản lý điện tử để nâng cao tính minh bạch của hoạt động ngân sách.

+ Chú trọng tăng cường sự độc lập cho nền kinh tế bằng cách phát triển các lĩnh vực chiến lược trong nước như mở rộng mạng lưới tưới tiêu, trồng lúa bên ngoài đảo Java, thành lập ngân hàng cho nông dân và các doanh ng hiệp vừa và nhỏ, chấm dứt việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chấm dứt nhập khẩu năng lượng bằng cách thúc đẩy thăm dò và khai thác nguồn năng lượng trong nước,

xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt, ưu tiên sử dụng than đá và khí đốt trong sả n xuất điện, đạt mục tiêu nâng tỷ lệ tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ tài chính với mức chi phí hợp lý lên 50%...

2.3.1.1.2 Các yếu tố môi trường công nghệ:

Ngành chế tạo máy móc dược phẩm ở Indonesia là một ngành mới, còn non trẻ, chưa thực sự phát triển. Hiện tại chỉ có công ty PT. Sanco là công ty nội địa có thể sản xuất máy móc dược phẩm đáp ứng yêu cầu công nghệ, tuy nhiên sản phẩm của công ty hầu hết chưa được cấp chứng chỉ CE, độ tinh xảo, chính xác của máy chưa cao.

Ngược lại, sản phẩm của TTP thì các chi tiết máy đều phải thể hiện được độ tinh xảo, chính xác, công nghệ cao, đòi hỏi phải được thực hiện bằng các máy sản xuất hiện đại, chi phí đầu tư cao. Tuy nhiên với định hướng và tầm nhìn của Ban giám đốc, công ty Tiến Tuấn đã mạnh dạn đầu tư toàn bộ máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất đều nhập từ nước ngoài, các thiết bị công nghệ chính đều là các công nghệ tiên tiến được sử dụng rộng rãi trên thế giới và đều có xuất tứ từ Nhật, Châu Âu.

2.3.1.1.3 Các yếu tố môi trường văn hoá xã hội –nhân khẩu:

Indonesia là nước có dân số đông và nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, thuốc chữa bệnh sẽ tăng trưởng theo sự phát triển của nền kinh tế và quy mô dân số. Dự báo chi phí chăm sóc sức khỏe của Indonesia sẽ đạt 60,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018, với mức tăng trưởng 14,9% trong giai đoạn 2012-2018, do mức tăng nhanh hơn của các nhóm người độ tuổi trên 35, đô thị hóa và sự gia tăng của các bệnh liên quan đến lối sống.

Hệ thống y tế quốc gia trong khuôn khổ Luật các nhà cung cấp an sinh xã hội (BPJS) cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự gia tăng chi tiêu y tế, bởi dự kiến tất cả mọi người dân Indonesia đủ điều kiện sẽ được bảo hiểm y tế vào năm 2019, từ mức 121,6 triệu người trong tổng dân số trên 240 triệu người hiện nay.

Việc thực hiện BPJS sẽ thực sự mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là cho các bệnh viện tư nhân, bởi theo luật này khoảng

86 triệu người thu nhập thấp không tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sẽ được bảo hiểm y tế với sự trợ giúp của chính phủ.

Với việc chính phủ quan tâm đến chăm sóc sức khỏe cho người dân thì nhu cầu của ngành dược phẩm sẽ càng tăng, yêu cầu đầu tư máy móc công nghệ cao để sản xuất bào chế thuốc. Đây chính là cơ hội cho các nhà cung cấp máy móc dược phẩm tại thị trường này.

2.3.1.1.4 Các yếu tố môi trường chính trị –luật pháp:

Indonesia là một nước cộng hòa với cơ chế tổng thống. Trước khi tân tổng thống Joko nhậm chức, đã có những bất ổn nhất định. Tuy nhiên ông Djoko đắc cử đã có nhiều chính sách ổn định lại thình hình c hính trị. Hệ thống luật pháp ở Indonesia trong những năm qua không ngừng hoàn thiện do đó không có tác động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty tại thị trường này.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm tiến tuấn tại thị trường indonesia (Trang 57 - 60)