Thực trạng đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối của công ty TNHH MTV thương mại dầu khí đồng tháp tại khu vực miền đông nam bộ đến năm 2020 (Trang 74 - 75)

7. Kết cấu đề tài

2.3.4. Thực trạng đối thủ cạnh tranh

Hình 2.12: Kết quả khảo sát ngƣời tiêu dùng về các thƣơng hiệu khác

(Nguồn: Phụ lục 7 – Bảng kết quả khảo sát của tác giả)

Trong số các doanh nghiệp đầu mối thì Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) có mức độ nhận biết thƣơng hiệu tốt nhất từ kết quả khảo sát của tác giả, với đa số ngƣời tiêu dùng đƣợc hỏi thì câu trả lời của họ thƣờng là Petrolimex. Ngoài ra còn các công ty nhƣ: PV Oil, Sài Gòn Petro, S.T.S Petro cũng có tỷ trọng phân phối tƣơng đối cao.

Trong kinh doanh xăng dầu, yếu tố quan trọng nhất là cơ sở vật chất để phục vụ kinh doanh, nhƣ sau:

Kho chứa: Bao gồm kho đầu mối tiếp nhận hàng nhập khẩu và kho cung

ứng tuyến sau, nếu doanh nghiệp nào có năng lực kho chứa nhiều với điều kiện tiếp nhận đƣợc phƣơng tiện trọng tải lớn thì mức độ cạnh tranh cao, vì chi phí vận chuyển thấp; nhƣ Petrolimex có tổng sức chứa trên 1.700.000m3

(Petrolimex, 2005), PV Oil hơn 900.000 m3 (Tổng công ty Dầu Việt Nam, 2012), chiếm tỷ trọng cao so

191 137 153 85 0 50 100 150 200 250

với các đầu mối khác, hệ thống kho đƣợc phủ khắp nƣớc, nhƣ vậy mức độ cung ứng cho khách hàng thuận lợi hơn.

Hệ thống cửa hàng thuộc sở hữu: Đây là yếu tố quan trọng nhất để giử ổn

định thị trƣờng tiêu thụ. Petrolimex là đơn vị có tổng số cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu là lớn nhất trong nƣớc. Do vậy Petrolimex có thị trƣờng phân phối tƣơng đối ổn định.

Nguốn vốn: Đối với kinh doanh xăng dầu nguồn vốn là chỉ tiêu trọng yếu,

bởi vì doanh số trong kinh doanh xăng dầu là rất cao, đồng thời mức dự trữ tồn kho lƣu thông bắt buộc phải đủ 30 ngày cung ứng trở lên, do đó nguồn vốn đầu tƣ là rất lớn, đối với nguồn vốn thì các công ty lớn nhƣ Petrolimex, PV Oil đều có ƣu thế. Petrolimex đã đƣợc thành lập từ lâu và là công ty chủ lực trong kinh doanh xăng dầu, còn Công ty PV Oil là công trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đƣợc Tập đoàn cấp vốn khá nhiều, cho nên chi phí vốn của họ rất thấp, mức độ cạnh tranh cao.

Ngoài ra, trong kinh doanh xăng dầu các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trực tiếp sản phẩm cùng loại cung ứng cho thị trƣờng, thì họ sẽ có ƣu thế hơn về quyền phân phối và chi phí kinh doanh nhƣ Sài Gòn Petro, PV Oil có nhà máy chế biến Condensat, Ron 92, E5. Do đó mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp có nhà máy chế biến ƣu thế hơn. Cũng nhƣ các công ty trực thuộc Tập đoàn Dầu khí sẽ có ƣu thế hơn trong việc tiêu thụ hàng từ các nhà máy của họ, nhƣ nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối của công ty TNHH MTV thương mại dầu khí đồng tháp tại khu vực miền đông nam bộ đến năm 2020 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)