Kênh phân phối truyền thống

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối của công ty TNHH MTV thương mại dầu khí đồng tháp tại khu vực miền đông nam bộ đến năm 2020 (Trang 31 - 32)

7. Kết cấu đề tài

1.2.3.2. Kênh phân phối truyền thống

Các kênh phân phối truyền thống có thể đƣợc hiểu nhƣ là một tập hợp ngẫu nhiên các doanh nghiệp, cá nhân độc lập về quyền quản lý. Mỗi thành viên trong kênh truyền thống này chỉ quan tâm đến việc làm sao tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp mình mà không quan tâm đến hoạt động và hiệu quả của toàn bộ hệ thống.

Nhƣợc điểm chủ yếu của kênh phân phối truyền thống này là thiếu sự lãnh đạo tập trung cho cả hệ thống. Các nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ kết nối với nhau một cách rời rạc, lỏng lẽo dẫn đến các thành viên trong kênh có thể rời bỏ kênh nếu nhƣ họ nhận thấy lợi ích từ kênh đem lại không còn sự hấp dẫn với họ nữa. Bên cạnh đó, do là các mối quan hệ phân phối đƣợc hình thành một cách ngẫu nhiên nên có thể hàng hóa phải đi qua nhiều cấp trung gian không cần thiết làm tăng thêm chi phí phân phối. Do không có sự lãnh đạo tập trung và quản lý một cách khoa học nên có thể xảy ra rất nhiều xung đột giữa các thành viên trong kênh đem lại nhiều rủi ro cho các thành viên khác trong kênh.

Để khắc phục những nhƣợc điểm này thì nhiều doanh nghiệp đã phát triển các hình thức tổ chức kênh mới để thực hiện chức năng phân phối hiệu quả hơn và đạt đƣợc những thành công to lớn hơn, đó là sự ra đời của các hệ thống marketing liên kết theo chiều dọc hay còn đƣợc hiểu là các kênh phân phối liên kết dọc.

Hình 1.5: Kênh phân phối truyền thống và hệ thống kênh phân phối liên kết dọc

(Nguồn: Theo Nguyễn Lê Hà Thanh, 2013, trang 17)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối của công ty TNHH MTV thương mại dầu khí đồng tháp tại khu vực miền đông nam bộ đến năm 2020 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)