Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 84 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Để khẳng định tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã để xuất trên đây nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, chúng tôi đã tiến hành hỏi ý kiến của 100 người là các CBQL và GV trên địa bàn huyện Thanh Chương. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả điều tra về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý GDBVMT cho học sinh THPT huyện Thanh Chương,

tỉnh Nghệ An Các giải pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Đổi mới công tác xây dựng kế

hoạch quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

71 29 0 62 38 0

Tăng cường chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

58 42 0 61 39 0

Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

63 37 0 67 33 0

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lý hoạt động bảo vệ môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

52 48 0 55 45 0

Trung bình chung 61 39 0 61.25 38.75 0

Về tính cẩn thiết: có 61% số người được hỏi cho rằng các giải pháp nên trên là rất cần thiết và có 39% đánh giá cần thiết, không có ý kiến nào đánh giá không cần thiết.

Về tính khả thi: Có 61.25 % số người được hỏi cho rằng các giải pháp rất khả thi và có 38.75% người nhận định khả thi.

Như vậy, tất cả các ý kiến được hỏi đều cho rằng các giải pháp nêu ra đều cần thiết và khả thi. Vì vậy, nó có thể được áp dụng vào việc tổ chức quản lý GDBVMT cho học sinh THPT huyện Thanh Chương. Tuy nhiên, để các giải pháp này phát huy hiệu quả cao nhất, cần có sự vận dụng linh hoạt và sự nỗ lực nhiều hơn của các lực lượng tham gia hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT trên địa bàn này.

Kết luận chương 3

Các giải pháp được đề xuất trên đây được dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Điểm chung của các giải pháp này là đều tập trung hướng vào giải quyết các vấn đề đang tồn tại trong hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Nó sẽ giúp các nhà trường từng bước nâng cao hiệu quả của hoạt động này, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Qua khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp, các nhà QLGD và giáo viên được hỏi đều đánh giá cao điều đó. Đây cũng chính là tiền đề để áp dụng các giải pháp này trong quản lý GDBVMT cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w