Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 64 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT

THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Trong quản lý, chỉ đạo là một khâu hết sức quan trọng, nó vừa biến mục tiêu trong kế hoạch thành hiện thực, vừa thúc đẩy quá trình hoạt động diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch và hướng đích; đồng thời, nó giúp nhà quản lý kịp thời phát hiện và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. Trong chỉ đạo thực hiện hoạt động GDBVMT, nó bao gồm: chỉ đạo việc thực hiện nội dung, chương trình; chỉ đạo việc bồi dưỡng đội ngũ; chỉ đạo việc đầu tư các nguồn lực; chỉ đạo thực hiện các hoạt động thực tiễn; chỉ đạo phối hợp với các tổ chức ngoài nhà trường…

Qua tìm hiểu thực tiễn ở các trường THPT ở Thanh Chương, công tác chỉ đạo đã được hiệu trưởng các nhà trường quan tâm, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.11. Kết quả điều tra về mức độ của công tác chỉ đạo hoạt động GDBVMT cho học sinh

TT Nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch Kết quả đạt được (%) Tốt Khá Trung bình Chưa đạt

1 Chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ

năng, phương pháp cho giáo viên dạy 12 26 57 5

2 Chỉ đạo thực hiện các nội dung

GDBVMT 25 32 38 5

3

Chỉ đạo đầu tư các nguồn lực cho HĐGDBVMT (nhân lực, tài lực, vật lực, công nghệ…)

12 32 35 21

4

Chỉ đạo thực hiện các hoạt động thực tiễn về BVMT tại nhà trường (lao động, vệ sinh, gom và xử lý rác thải…. tại trường)

35 38 27 0

5 Chỉ đạo thực hiện các hoạt động phối hợp với địa phương thực hiện hoạt

động GDBVMT (vệ sinh công cộng, chăm sóc NTLS, DTLS, xây dựng nông thôn mới….)

6

Chỉ đạo thực hiện các hoạt động ngoại khóa (Tham quan, du lịch, dã ngoại, khám phá thiên nhiên, môi trường…)

18 21 21 40

Với những thông tin trong bảng trên đây, chúng ta có thể thấy các nhà trường đã chú trọng công tác chỉ đạo thực hiện các hoạt động, đặc biệt các hoạt động xây dựng môi trường trường học đã được thực hiện cơ bản là tốt. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định trong công tác chỉ đạo ở một số mảng như: chỉ đạo các hoạt động ngoài phạm vi nhà trường, chỉ đạo công tác đầu tư điều kiện CSVC, tài chính, chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp cho những người trực tiếp thực hiện hoạt động, chỉ đạo công tác phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường… Đây cũng chính là những yêu cầu mà các trường cần nỗ lực đáp ứng trong thời gian tới để hoạt động GDBVMT đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w