8. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về môi trường và HĐGDBVMT
Để tìm hiểu về thực trạng nhận thức của học sinh về môi trường và hoạt động GDBVMT ở các trường THPT huyện Thanh Chương, chúng tôi đã tiến hành điều tra 560 em học sinh ở 7 trường với những nội dung sau: nhận thức
của các em về vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người; sự cần thiết của hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT; những hành vi hủy hoại môi trường mà các em đã từng làm; các hoạt động BVMT mà các em đã tham gia; thái độ của các em khi tham gia các hoạt động GDBVMT do nhà trường tổ chức. Kết quả thu được như sau:
2.3.2.1. Nhận thức của học sinh về vai trò của yếu tố môi trường đối với đời sống con người
Bảng 2.3. Kết quả điều tra nhận thức của học sinh về vai trò của yếu tố môi trường đối với đời sống con người
Các mức độ đánh giá (số ý kiến - %)
Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng 289-51.6% 243-43.4% 28-5% 0
Như vậy, tất cả 560 học sinh được điều tra đều nhận thức đúng vai trò quan trọng của môi trường đối với đời sống con người, trong đó có 95% (532 học sinh) đánh giá ở mức độ quan trọng và rất quan trọng. Đây là điều kiện thuận lợi khi thực hiện các hoạt động GDBVMT cho các em.
Tuy nhiên, từ nhận thức đến thực tế vẫn còn khoảng cách khi không ít học sinh có các hành vi làm tồn hại môi trường, điều này được thể hiện qua kết quả điều tra sau đây:
Bảng 2.4. Kết quả điều tra về những hành vi gây tổn hại môi trường mà học sinh đã từng thực hiện TT Nội dung Mức độ (%) Rất nhiều lần Khá nhiều lần Một đôi lần Chưa bao giờ
1 Vứt rác không đúng nơi qui định ở trường học
5.2 21.9 72.8 0
định khi đi trên đường, ở nơi cư trú
6 Hái hoa, bẻ cành, tàn phá cây xanh nơi công cộng, trường học
4.3 24.1 71.6 0
Với kết quả trên đây, chúng ta có thể thấy rằng, tất cả học sinh được hỏi đều đã từng có những hành vi gây tổn hại đến môi trường. Nhưng dù nhận thức đúng về tầm quan trọng của môi trường nhưng nhiều học sinh chưa hình thành thói quen bảo vệ môi trường sống của mình. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động để các em thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường, từng bước hình thành thói quen BVMT là việc làm cần thiết đối với công tác GDBVMT ở trong các nhà trường phổ thông.
2.3.2.2. Nhận thức và thái độ của học sinh THPT huyện Thanh Chương với hoạt động GDBVMT
- Về nhận thức
Như kết quả điều tra ở Bảng 2.3, phần lớn học sinh đã nhận thức đúng vai trò của yếu tố môi trường đối với đời sống con người, từ đó các em cũng có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của hoạt động GDBVMT ở các trường phổ thông. Và chính nhà trường là nơi thuận lợi nhất để triển khai hoạt động GDBVMT cho thế hệ trẻ. Nó vừa giúp thế hệ trẻ phát triển toàn diện, vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của từng nhà trường nói riêng, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục nói chung.
Khi điều tra nhận thức của học sinh về sự cần thiết của các hoạt động GDBVMT trong các trường THPT, chúng tôi nhận được kết quả sau:
Bảng 2.5. Kết quả điều tra nhận thức của học sinh về sự cần thiết của hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT
Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 273-48.8% 258-46.1% 29-5.1% 0-0
- Về tình cảm, thái độ
Từ chỗ nhận thức đúng sự cần thiết của hoạt động GDBVMT nên khi tham gia các em đều có chung sự quan tâm và yêu thích các hoạt động này. Kết quả sau đây phần nào đã chứng minh điều đó:
Bảng 2.6. Tình cảm, thái độ của học sinh khi tham gia các hoạt động GDBVMT
Các mức độ đánh giá (số ý kiến - %)
Rất yêu thích Yêu thích Không quan tâm Ghét 269-48.04% 291-51.96% 0 0
Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả học sinh được hỏi đều quan tâm đến hoạt động GDBVMT mà nhà trường tổ chức, trong đó có 269 em trả lời rất yêu thích (chiếm 48.04%) và 291 em yêu thích hoạt động này (chiếm 51.96%).