Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 73 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ

học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

3.2.1. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục bảovệ môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vệ môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm giúp cán bộ quản lý các trường xây dựng được kế hoạch GDBVMT vừa mang tính hợp pháp, khoa học, có tính khả thi và tính hiệu quả để làm định hướng cho quá trình tổ chức hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT huyện Thanh Chương.

3.2.1.2. Nội dung

Kế hoạch hoạt động GDBVMT phải được xây dựng trên cơ sở hướng dẫn nhiệm vụ năm học của cấp trên, phải phù hợp với kế hoạch năm học của nhà trường, phải có sự hài hòa với các kế hoạch khác trong nhà trường như: kế hoạch quản lý cơ sở vật chất, kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp, kế hoạch hoạt động của Đoàn trường….. đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Khi xây dựng kế hoạch cần lưu ý phải xây dựng kế hoạch tổng thể cho cả năm học, kế hoạch cho từng thời gian và từng đối tượng cụ thể, kế hoạch về huy động các nguồn lực: nhân lực, CSVC, tài chính… kế hoạch về kiểm tra đánh giá hoạt động. Trong xây dựng kế hoạch, nhà quản lý phải xác định mục tiêu mà hoạt động cần đạt được và việc xây dựng kế hoạch phải luôn hướng đến mục tiêu đó.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Khi xây dựng kế hoạch, nhà quản lý thường thực hiện các bước sau đây: - Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của cấp trên về việc GDBVMT để làm căn cứ pháp lý cho việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động này ở nhà trường.

- Rà soát điều kiện cụ thể của nhà trường, các nguồn lực có thể huy động để đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động GDBVMT.

- Tổ chức xây dựng kế hoạch của nhà trường (xây dựng bản dự thảo, lấy ý kiến xây dựng của các tổ chức và các cá nhân trong trường, hoàn thiện kế hoạch).

- Phê duyệt kế hoạch (để đảm bảo tính pháp lý của kế hoạch). - Phổ biến kế hoạch đến các tổ chức cá nhân liên quan.

- Các tổ chức cá nhân liên quan nghiên cứu kế hoạch nhà trường để lập kế hoạch của mình, trình hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch cá nhân trước khi tổ chức thực hiện.

Trong cấu trúc của một kế hoạch cần có các nội dung sau: xác định đặc điểm tình hình của đơn vị (các yếu tố khách quan và chủ quan có thể tác động và làm thay đổi kết quả hoạt động), xác định mục tiêu-yêu cầu, xác định nội dung công việc, xác định thời gian, địa điểm tổ chức, xác định các nguồn lực cần huy động (con người, cơ sở vật chất, tài chính), xác định cách thức thực hiện (hình thức, phương pháp), xác định cách thức, thời điểm kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện và các giải pháp xử lý…. Nói tóm lại, một kế hoạch càng chi tiết, cụ thể, rõ ràng thì càng dễ thực hiện, dễ kiểm soát, mang tính khả thi, giảm thiểu rủi ro.

Tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường để xây dựng kế hoạch theo trục thời gian (học kỳ, tháng), theo nội dung từng chủ đề, theo các hoạt động sẽ thực hiện…

Hình thức của kế hoạch phải trình bày theo thể thức văn bản được qui định tại Nghị định 01/2011 của Bộ Nội vụ, kế hoạch phải được phê duyệt để mang tính pháp lý trong quản lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w