Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3.Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

Cũng như trong công tác quản lý nói chung, quản lý hoạt động GDBVMT cũng cần vận dụng các phương pháp quản lý. Tuy nhiên, cần phải có sự lựa chọn và vận dụng phương pháp một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình cụ thể của từng trường, từng nội dung và từng đối tượng riêng biệt. Một số biện pháp quản lý GDBVM cho học sinh THPT thường được áp dụng đó là:

1.4.3.1. Phương pháp tổ chức- hành chính

Đây là phương pháp bắt buộc đối với các nhà quản lý khi đưa ra các quyết định quản lý nói chung và quản lý GDBVMT nói riêng. Đó là việc ban hành các quyết định hành chính, các hướng dẫn, các qui chế, nội qui, qui định… của nhà quản lý nhằm phân công nhiệm vụ, giao quyền hạn và trách nhiệm cho các tổ chức và cá nhân trong nhà trường để triển khai thực hiện hoạt động GDBVMT. Qua các văn bản hành chính này, những người tham gia thực hiện sẽ biết rõ vai trò, nhiệm vụ của bản thân, xác định công việc sẽ thực hiện, thời gian, hình thức, phương pháp và kết quả cần đạt khi tham gia hoạt động GDBVMT.

1.4.3.2. Phương pháp tâm lý - xã hội

Đặc trưng của phương pháp này là kích thích tinh thần làm việc của đối tượng sao cho họ dồn tâm huyết, thời gian, trí lực cho hoạt động. Phát huy tinh thần tự giác, ý thức làm chủ tập thể của mỗi thành viên; luôn xác định nhiệm vụ tập thể cũng chính là nhiệm vụ bản thân, đề cao trách nhiệm cá nhân trong tập thể. Phương pháp này nếu được nhà quản lý vận dụng tài tình sẽ đem lại hiệu quả ưu việt vì nó phát huy sức mạnh không giới hạn của toàn hệ thống; mặt khác, nó còn nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và hình ảnh của từng cá nhân trong tổ chức; đảm bảo hài hòa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Phương pháp này áp dụng trong quản lý GDBVMT có thể thông qua việc tổng kết, rút kinh nghiệm, báo cáo điển hình, nêu gương người tốt việc tốt… cũng như phê bình thẳng thắn những người chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Là phương pháp tác động một cách gián tiếp vào đối tượng, kích thích đối tượng hưng phấn hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ thông qua các lợi ích về kinh tế. Trong quản lý giáo dục, phương pháp này được triển khai thông qua việc đầu tư tài chính, chi phí phù hợp cho các hoạt động, thanh toán tiền công, tiền làm việc ngoài giờ cho giáo viên, tiền thưởng cho tập thể, cá nhân đạt hiệu quả cao trong hoạt động. Để phát huy hiệu quả của phương pháp này, mỗi nhà trường cần xây dựng qui chế cụ thể, đặt ra các tiêu chí từ trước, chế độ thưởng phạt rõ ràng, công khai, dân chủ và kịp thời.

Trong thực tiễn quản lý GDBVMT ở các trường THPT hiện nay, các nhà quản lý cần căn cứ vào từng hoàn cảnh, từng điều kiện cụ thể để có sự vận dụng một cách linh hoạt, khoa học hợp lý các phương pháp; tránh tình trạng rập khuôn, máy móc và mang tính hình thức. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi nhà quản lý phải có trình độ nhất định trong chuyên môn, trong khoa học quản lý và phải có kinh nghiệm quản lý thực tiễn phong phú.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 41)