Thực trạng công tác kiểm tra,đánh giá kết quả hoạt động GDBVMT cho

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 65 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra,đánh giá kết quả hoạt động GDBVMT cho

cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Kiểm tra là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được xác lập để phát hiện những ưu điểm và hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tổ chức phát triển đúng mục tiêu đã đề ra. Trong quản lý hoạt động GDBVMT, kiểm tra giúp nhà quản lý có thông tin để nắm được nhịp độ, tiến độ và mức độ thực hiện công việc của các thành viên trong tổ chức. Qua kiểm tra, hiệu trưởng sẽ nắm được khối lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành, phát hiện được những ưu điểm và nhược điểm của hoạt động để từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp với

thực tiễn, vừa giúp nhanh đạt đến mục tiêu đề ra. Kiểm tra giúp hiệu trưởng đánh giá lại mức độ phù hợp của các quyết định đã đưa ra và hướng đến việc bổ sung hoàn thiện các quyết định đó. Kiểm tra còn có tác dụng nêu cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên liên quan, là tiền đề đổi mới tổ chức nhằm phù hợp với thực tiễn, với thời cuộc. Ngoài ra, hiệu trưởng còn có thể sử dụng kết quả kiểm tra để làm căn cứ đánh giá kết quả của hoạt động.

Qua kiểm tra để đánh giá hoạt động, tùy thời điểm đánh giá mà nó có tác dụng khác nhau: Nếu đánh giá trước khi thực hiện hoạt động thì nó hướng đến mục đích định hướng hoạt động; đánh giá trong quá trình hoạt động nhằm điều chỉnh hoạt động, còn đánh giá sau khi hoạt động đã kết thúc thì nó nhằm mục đích tổng kết xếp loại. Trên thực tế hiện nay, chúng ta mới chú trọng đến đánh giá tổng kết xếp loại mà chưa chú trọng đến đánh giá trước và trong quá trình hoạt động.

Qua tìm hiểu, các hiệu trưởng đã thực hiện cơ bản khá tốt công tác kiểm tra đánh giá: hoạt động GDBVMT:

- Cách thức đánh giá được các trường sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau: học sinh tự đánh giá, tập thể học sinh đánh giá lẫn nhau, GV nhận xét đánh giá…

- Phần lớn các trường thực hiện việc kiểm tra thường xuyên và xuyên suốt quá trình hoạt động; tuy nhiên vẫn có trường giao cho một cá nhân trong ban phụ trách kiểm tra.

- Nội dung kiểm tra, đánh giá của các trường rất phong phú và đa dạng: kiểm tra, đánh việc thực hiện kế hoạch; kết hợp việc kiểm tra đánh giá thái độ và hành vi của học sinh khi tham gia hoạt động với thói quen trong sinh hoạt hàng ngày; căn cứ kết quả của hoạt động để đánh giá….

- Song các ý kiến được hỏi đều đề xuất cần xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể hơn để công tác đánh giá có tính thống nhất.

Bảng 2.12. Kết quả điều tra về mức độ của công tác kiểm tra, đánh giá HDGDBVMT cho học sinh

TT Nội dung kiểm tra, đánh giá

Kết quả đạt được (%)

Tốt Khá Trung bình

Chưa đạt

1 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch

năm, tháng 32 35 33 0

2

Kiểm tra, đánh giá thái độ và hành vi của giáo viên, của học sinh khi tham gia hoạt động (quan sát, theo dõi, dự giờ…)

36 43 21 0

3

Kiểm tra và đánh giá dựa trên kết quả đạt được của hoạt động (khối lượng, chất lượng, tiến độ…)

53 42 5 0

4

Kiểm tra và đánh giá dựa trên thái độ và hành vi của học sinh trong cuộc sông hằng ngày (vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây xanh, thói quen xả rác…..)

52 38 10 0

5 Xây dựng lực lượng làm công tác

kiểm tra, đánh giá 42 35 15 8

6

Xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn, thang điểm về kiểm tra, đánh giá

23 36 30 11

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w