Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý giáo dục bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 47)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý giáo dục bảo vệ môi trường

trường cho học sinh THPT

1.4.4.1. Các yếu tố khách quan

a. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên liên quan đến công tác quản lý GDBVMT

+ Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đặc biệt nhấn mạnh chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường.

+ Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thông tư 47/2012/TT-BGD&ĐT ban hành ngày 07 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành quy chế công nhận trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.

+ Công văn số 7608/BGD&ĐT-TrH về khung phân phối chương trình THCS, THPT thay đổi từ năm học 2009-2010 bổ sung thực hiện các chủ đề, chủ điểm cho mỗi tháng với thời lượng 2 tiết/tháng/lớp.

+ Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25 tháng 6 năm 1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”. [1]

+ Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công ngiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giải pháp đầu tiên của Nghị quyết nêu rõ: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục công dân nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT”.

+ Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”.

+ Quyết định số 256/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

+ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục BVMT.

+ Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013.

b. Sự quan tâm của các ngành, địa phương về GDBVMT

Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT huyện Thanh Chương luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục

và Đào tạo Nghệ An, của Chính quyền huyện Thanh Chương. Điều đó bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các trường THPT thực hiện hoạt động GDBVMT cho học sinh trong thời gian qua.

c. Sự phối hợp, ủng hộ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, các xã trên địa bàn và của hội cha mẹ học sinh ở các nhà trường

Chính nhờ sự ủng hộ đó đã tạo điều kiện cho nhà trường trong việc xây dựng nội dung, chương trình, kinh phí, phương tiện, địa điểm…. để tiến hành các hoạt động GDBVMT.

d. Chế độ chính sách về công tác GDBVMT

Mặc dù việc giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một phần trong giáo dục phổ thông, tuy nhiên, đến nay, các cơ quan chức năng liên quan chưa có qui định cụ thể về chế độ cho những người làm công tác giáo dục BVMT, chưa qui định danh mục ngân sách phục vụ cho hoạt động GDBVMT. Do đó, các trường THPT còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai hoạt động GDBVMT, điều đó hạn chế lớn đến hiệu quả của hoạt động này trong các trường học.

1.4.4.2. Yếu tố chủ quan:

a. Nhận thức và năng lực quản lý của CBQL

Có thể thấy rằng, công tác quản lý đóng vai trò trung tâm trong thực hiện hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT, hay nói cụ thể hơn, nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý mang tính quyết định đến chất lượng của hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, trong thái độ và nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý ở các trường THPT chưa coi trọng vai trò của công tác giáo dục BVMT cho học sinh, do đó, hoạt động GDBVMT cho học sinh có lúc còn mang tính thủ tục hành chính, chủ yếu để đối phó với sự kiểm tra của cấp trên. Cùng với đó, năng lực của một số cán bộ quản lý còn hạn chế, đặc biệt năng lực quản lý hoạt động GDBVMT còn nhiều bất cập, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác quản lý GDBVMT. Mặt khác, hoạt động giáo dục BVMT là lĩnh vực khá mới trong các nhà trường, chưa có mô hình

chuẩn để nhân rộng áp dụng đại trà, do đó mỗi trường còn thực hiện theo cách của riêng mình.

Từ những lý do trên đây, công tác quản lý giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT đã được quan tâm thực hiện nhưng chưa có sự đầu tư tương xứng, chưa chú trọng đến hiệu quả thực tế của các hoạt động, còn mang nặng tính hồ sơ, hành chính.

b. Nhận thức và năng lực của đội ngũ giáo viên làm công tác GDBVMT

Ở các trường THPT hiện nay, trực tiếp triển khai các nội dung GDBVMT cho học sinh đều là những giáo viên kiêm nhiệm. Những giáo viên này một mặt chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về giáo dục BVMT, mặt khác họ còn có nhiệm vụ chính là giảng dạy chuyên môn tại các lớp được phân công. Do đó, có giáo viên còn coi nhẹ việc giáo dục BVMT cho học sinh và chưa có năng lực đủ đáp ứng yêu cầu của công việc này.

Bên cạnh đó, Bí thư Đoàn trường, người thường được các trường phân công thay Ban Giám hiệu trực tiếp tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chủ đề GDBVMT, vì nhiều lý do khác nhau cũng có nhiều hạn chế trong nhận thức, năng lực để thực thi trọng trách này.

c. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính… phục vụ cho hoạt động GDBVMT

Muốn hoạt động GDBVMT được thực hiện có hiệu quả, ngoài vai trò của công tác quản lý, ngoài đội ngũ giáo viên trực tiếp thực hiện, ngoài nội dung và chương trình…thì các yếu tố khác như điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có những yếu tố này thì rất khó tổ chức thành công các hoạt động GDBVMT, đặc biệt là các hình thức hoạt động được tổ chức ngoài giờ lên lớp. Nhìn chung hiện nay, các trường THPT chưa có nguồn kinh phí riêng cho hoạt động này, điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường vừa thiếu vừa không đảm bảo chất lượng. Do vậy, nội dung và hình thức các hoạt động GDBVMT ở các trường chủ yếu được tổ chức gói gọn trong phạm vi nhà trường, dưới dạng lồng ghép các môn

học… phần nào đã gây ra sự nhàm chán cho học sinh và hiệu quả giáo dục không cao.

d. Ý thức của người học khi tham gia các hoạt động GDBVMT.

Nhân tố quyết định trong chất lượng của các hoạt động GDBVMT chính là học sinh, mọi hoạt động phải hướng đến học sinh, phải vì học sinh và lấy học sinh làm trung tâm. Quá trình giáo dục phải bắt đầu từ việc tự học của học sinh. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, học sinh chưa quan tâm và chưa tham gia tích cực vào hoạt động này do nhiều nguyên nhân khác nhau:

+ Chương trình học ở bậc THPT còn khá nặng đối với học sinh nên các em không có nhiều thời gian dành cho hoạt động này.

+ Một bộ phận lớn học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môi trường sống và trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Do đó, chưa thấy được tính cấp bách và thiết thực của GDBVMT.

+ Mục đích của học sinh hiện nay chủ yếu học để thi vào các trường đại học, cao đẳng; do đó các em chú trọng thời gian và công sức cho việc ôn tập các môn thi, chưa chú trọng đến phát triển kỹ năng sống nói chung và kỹ năng về BVMT nói riêng.

+ Các nội dung GDBVMT ở các trường THPT hiện nay còn nặng về lý thuyết, mang tính hình thức; hình thức tổ chức đơn điệu, rập khuôn… nên chưa tạo được hứng thú cho người học, chưa thu hút học sinh tham gia.

Tóm lại, để thu hút học sinh tích cực tham gia các hoạt động giáo dục BVMT thì đòi hỏi các nhà quản lý, giáo viên giảng dạy, những người tổ chức hoạt động phải hiểu rõ về nhu cầu, nguyện vọng và khả năng đáp ứng của học sinh để lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp.

Kết luận chương 1

Hoạt động GDBVMT giữ vị trí và vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, nó vừa góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường vừa giúp học sinh phát triển toàn diện theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Vì vậy, hoạt động này cần được các nhà trường coi trọng và thực hiện có hiệu quả.

Để thực hiện được những yêu cầu trên đây, công tác quản lý GDBVMT của cán bộ quản lý các nhà trường cần phải được chú trọng. Đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý phải có thái độ, nhận thức và năng lực xứng tầm để quản lý hoạt động này. Những phẩm chất của nhà quản lý được thể hiện thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý của mình: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động GDBVMT trong nhà trường.

Để đạt được mục tiêu GDBVMT, mỗi nhà trường cần lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức…phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương…. Và nhất là phải có trình độ am hiểu về nội dung hoạt động được lựa chọn.

Trong chương 1 này, tác giả đã làm sáng tỏ các khái niệm liên quan đến công tác quản lý GDBVMT ở các trường THPT, qua đó định hướng cho việc thực hiện nghiên cứu thực trạng ở chương 2 và đề xuất các giải pháp ở chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w