Tăng cường chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Tăng cường chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho

cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm giúp CBQL triển khai các hoạt động GDBVMT đúng theo kế hoạch đã đề ra, phát huy hết những lợi thế sẵn có của nhà trường, kết hợp việc thu hút các nguồn lực xã hội để triển khai có hiệu quả kế hoạch GDBVMT, hướng đến mục tiêu đã đề ra, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. Đây là chức năng thể hiện rõ nhất năng lực của người CBQL, là quá trình người CBQL sử dụng quyền lực, uy tín của cá nhân để giúp các thành viên trong nhà trường nắm được các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, biết lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp để phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình GDBVMT cho học sinh. Mặt khác, giúp học sinh tham gia vào các hoạt động với sự hứng khởi, tự nguyện, chủ động, tích cực.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

Hiệu trưởng bám sát thực tiễn để chỉ đạo Ban Chỉ đạo hoạt động tích cực, đúng qui chế, đúng chức năng và nhiệm vụ đã được phân công.

Hiệu trưởng chỉ đạo các cá nhân được phân công nhiệm vụ thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao.

Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận khác trong nhà trường thực hiện tốt các hoạt động: Ban cơ sở vật chất, tài chính, tổ chức Đoàn Thanh niên…

Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng khác trong việc tổ chức hoạt động: Hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức ngoài nhà trường…

3.2.2.3. Cách thực hiện

Đối với Ban chỉ đạo hoạt động GDBVMT

- Hiệu trưởng chỉ đạo Ban chỉ đạo tổ chức tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên, học sinh nhận thức đúng về vai trò vị trí của yếu tố môi trường đối với con người; về tình trạng ô nhiễm và tác hại của nó đối với cuộc sống con người; về trách nhiệm xã hội của mỗi công dân đối với việc bảo vệ môi trường; về sự cần thiết của GDBVMT cho học sinh….. Từ đó giúp mọi người có nhận thức đúng về vấn đề, từ nhận thức đúng sẽ có những hành động đúng, góp phần chung vào sự thành công của HĐ GDBVMT ở nhà trường.

- Hiệu trưởng chỉ đạo Ban chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình của hoạt động GDBVMT, từ đó lựa chọn những hoạt động cho các chủ đề, chủ điểm, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp cho những nội dung hoạt động cụ thể.

- Hiệu trưởng chỉ đạo Ban chỉ đạo tổ chức họp giao ban theo kế hoạch để thực hiện một số nội dung sau:

+ Báo cáo kết quả thực hiện.

+ Trao đổi rút kinh nghiệm và định hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo.

+ Động viên khen thưởng những tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt nhiệm vụ; đồng thời cần phê bình, nhắc nhở và giúp đỡ những tổ chức cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ.

- Hiệu trưởng chỉ đạo Ban chỉ đạo tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tập huấn các kỹ năng đơn giản cho đội ngũ giáo viên tham gia thực hiện GDBVMT.

Đối với tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện hoạt động GDBVMT

Đây là lực lượng trực tiếp triển khai kế hoạch đến học sinh, vì vậy, kết quả của hoạt động phụ thuộc nhiều vào năng lực hoạt động của lực lượng này,

vì thế, hiệu trưởng và Ban chỉ đạo cần quan tâm ở những nội dung sau đây: - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch của từng người theo kế hoạch chung của nhà trường.

- Chỉ đạo việc tự học, tự nghiên cứu để nâng cao nhận thức, kỹ năng nhằm tổ chức tốt các hoạt động ở nhóm đối tượng được phân công.

- Chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động phù hợp với nhóm đối tượng được phân công giảng dạy.

- Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của học sinh được nhà trường phân công giảng dạy.

Đối với các bộ phận khác trong trường

- Chỉ đạo Đoàn Thanh niên xây dựng các chủ đề hoạt động có sự liên kết với kế hoạch GDBVMT của nhà trường và có sự phối hợp chặt chẽ khi triển khai hoạt động. Trong các hoạt động lao động vệ sinh trường lớp, Đoàn trường có thể giúp nhà trường trực tiếp triển khai, kiểm tra đánh giá hoạt động này.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn liên quan thực hiện tốt việc lồng ghép nội dung GDBVMT trong các môn phù hợp như: Địa lý, Sinh học… và tổ chức cho các thành viên trong tổ thực hiện kế hoạch đề ra.

- Chỉ đạo các ban tài chính, cơ sở vật chất có kế hoạch cụ thể và đáp ứng đầy đủ kịp thời các điều kiện liên quan để phục vụ cho hoạt động GDBVMT của nhà trường. Một thực tế hiện nay ở địa bàn nông thôn cơ sở hạ tầng chưa được trang bị đầy đủ cho hoạt động bảo vệ môi trường. Và trong các nhà trường THPT cũng chưa có đầy đủ trang thiết bị giúp học sinh thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường: ví dụ: chưa có đầy đủ khu vực xử lý rác thải, chưa có đầy đủ hệ thống thùng rác… do đó, dễ gây cho học sinh thói quyen vứt rác một cách tùy tiện. Vì thế, đòi hỏi các nhà trường phải trang bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh nhà trường: chổi, thùng rác, xe vận chuyển, khu vực tập

kết và xử lý rác thải… để từ đó các em thuận tiện trong việc giữ vệ sinh nhà trường. Bởi chúng ta đều biết cơ sở hạ tầng luôn quyết định kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội có trước để hình thành ý thức xã hội.

- Chỉ đạo Ban an ninh, giám thị phối hợp chặt chẽ để làm tốt công tác nề nếp, kỷ luật, an toàn trong quá trình diễn ra hoạt động.

- Chỉ đạo Ban thi đua - khen thưởng nhà trường có kế hoạch cụ thể trong việc động viên khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích cao trong hoạt động.

Đối với việc phối hợp với các lực lượng khác tham gia tổ chức thực hiện:

- Tham mưu cho chính quyền để quan tâm hơn về hoạt động GDBVMT trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, về cơ sở vật chất, về nguồn kinh phí…. Giúp nhà trường thuận lợi hơn trong tổ chức hoạt động.

- Phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn trong việc tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường: tạo điều kiện nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan các địa danh trên địa bàn, tổ chức cho học sinh về các địa phương tuyên truyền và cùng nhân dân tham gia lao động vệ sinh đường làng ngõ xóm, thu gom rác thải… Chính quyền địa phương giúp nhà trường bảo đảm an toàn cho các hoạt động tổ chức trên địa bàn xã quản lý, giúp nhà trường tổ chức hoạt động cho học sinh những tháng nghỉ hè tại địa phương.

- Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường như: tham quan, dã ngoại, nghiên cứu thực tế… Với những hoạt động này, nhà trường luôn cần đến sự hợp tác của phụ huynh về: tạo thời gian cho học sinh tham gia, góp kinh phí về thuê phương tiện đi lại và chi phí khác, thậm chí cử đại diện phụ huynh cùng tham gia quản lý học sinh trong quá trình diễn ra hoạt động.

- Phối hợp với các tổ chức chuyên môn về môi trường, về ô nhiễm…. để được hỗ trợ về tài liệu, tư vấn về nội dung, để mời chuyên gia về tham gia giảng dạy….

- Phối hợp với Đài truyền hình huyện về việc đưa tin và quảng bá để tăng cường công tác tuyên truyền.

- Huy động các tổ chức khác hỗ trợ về tài chính, về phương tiện…giúp nhà trường tổ chức các hoạt động dưới hình thức xã hội hóa giáo dục BVMT.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w