Nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 69 - 72)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.2.Nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

trường cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Qua điều tra thực tế, chúng tôi rút ra được những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên là:

Công tác truyên truyền, phổ biến chưa được chú trọng trong việc nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS về GDBVMT. Không ít CBQL, GV và HS chỉ chú trọng đầu tư vào các môn học chính khóa (nhất là các môn thuộc khối thi đại học) mà chưa coi trọng các hoạt động giáo dục khác.

Chưa có kế hoạch cụ thể về việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thực hiện GDBVMT; nhiều trường chưa đầu tư thỏa đáng về tài chính, về cơ sở vật chất cho hoạt động GDBVMT.

Công tác chỉ đạo có lúc còn buông lỏng, thiếu tính quyết liệt, chưa được thực hiện thông suốt quá trình, phó mặc cho một cá nhân phục trách.

Trong kiểm tra đánh giá chưa có kế hoạch cụ thể, chưa xây dựng và thống nhất chung về hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động GDBVMT chưa phong phú, thiếu các hoạt động ngoài nhà trường, thiếu sự phối hợp với các tổ chức và các chính quyền địa phương để tổ chức các hoạt động thực tế.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý GDBVMT cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, chúng ta thấy rằng: bên cạnh việc tổ chức dạy học chính khóa, các trường đã chú trọng đến công tác GDBVMT cho học sinh. Nhiều trường đã có những cách làm hiệu quả, nhờ đó, nhận thức của CBQL, GV và HS về BVMT đã được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường. Nhiều mô hình hiệu quả đã được nhân rộng và được các cấp khen thưởng.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế trong việc nâng cao nhận thức về GDBVMT cho CBQL, GV và HS; trong đầu tư nhân lực, tài lực, vật lực cho hoạt động này; trong công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá; trong việc đa dạng hóa hình thức hoạt động; trong phối hợp tổ chức các hoạt động mang tính thực tiễn…

Vì thế, trong thời gian sắp tới, để nâng cao chất lượng của GDBVMT cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, CBQL của các trường cần đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế trên đây. Đó cũng là nội dung mà chúng tôi sẽ trình bày ở chương 3 của luận văn.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 69 - 72)