Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch GDBVMT cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch GDBVMT cho học sinh THPT

sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

2.4.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch GDBVMT cho học sinhTHPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Bất kỳ một quy trình quản lý nào cũng phải có đầy đủ bốn chức năng, đối với quản lý GDBVMT cũng phải có đầy đủ bốn chức năng đó. Trong đó, việc lập kế hoạch là bước làm đầu tiên, nó có ý nghĩa quyết định,

định hướng để hoạt động diễn ra đúng qui trình và hướng đến việc đạt mục tiêu đề ra. Vì vậy, người cán bộ quản lý phải hiểu rõ vấn đề này, phải đầu tư để xây dựng một kế hoạch có tính khoa học, rõ ràng, phù hợp thực tế và khả thi.

Bảng 2.9. Kết quả điều tra về công tác xây dựng kế hoạch GDBVMT cho học sinh

TT Nội dung lập kế hoạch

Kết quả đạt được (%)

Tốt Khá Trung bình

Chưa đạt

1 Xây dựng và triển khai kế hoạch

GDBVMT theo năm học, hàng tháng. 25 48 27 0

2 Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho

đội ngũ GV về GDBVMT 10 28 57 5

3 Đầu tư CSVC, trang thiết bị, phương

tiện, tài chính cho HĐGDBVMT 5 15 41 39

4 Bố trí thời gian và nhân lực cho hoạt

động GDBVMT 35 50 15 0

5 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh

giá hoạt động GDBVMT 12 35 50 3

Qua kết quả trên, chúng ta có thể thấy các trường đã chú trọng đến một số nội dung sau: xây dựng và triển khai cụ thể kế hoạch GDBVMT, bố trí thời gian và nhân lực cho hoạt động GDBVMT. Tuy nhiên, qua bảng số liệu, chúng ta cũng nhận thấy cần phải làm tốt hơn ở một số nội dung sau đây:

- Cần có kế hoạch cho việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ giáo viên làm công tác GDBVMT. Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thay mặt Ban chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch ở phạm vi nhóm học sinh (lớp, khối…). Hiệu quả chất lượng của hoạt động này ở từng nhóm phụ thuộc trực tiếp và năng lực của giáo viên phụ trách. Trên thực tế hiện nay, những giáo viên được phân công thực hiện GDBVMT đều làm việc kiêm nhiệm (GVCN, giáo

viên các môn Địa lý và Sinh học, giáo viên các môn thiếu tiết định mức…), họ chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ nên gặp nhiều khó khăn trong công việc. Điều đó dẫn đến kết quả hoạt động chưa cao. Do vậy, bồi dưỡng cho họ về kiến thức, kỹ năng là việc làm cần thiết và phải đặt lên hàng đầu.

- Đối với bất kỳ hoạt động giáo dục nào, các nguồn lực về tài chính, về cơ sở vật chất luôn đóng vai trò thiết yếu trong sự thành công chung. Tuy nhiên, hiện nay do gặp nhiều khó khăn trong nguồn kinh phí chi thường xuyên nên các trường chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường. Đối với hoạt động GDBVMT cần đa dạng hóa hình thức tổ chức hằng các hoạt động ngoại khóa, điều đó đặt ra yêu cầu đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính. - Qua kết quả điều tra cho thấy, việc đánh giá kết quả hoạt động GDBVMT ở các trường THPT hiện nay chưa theo một thang chuẩn cụ thể. Vì thế, giáo viên còn lúng túng trong thao tác này; phương thức, hình thức và kết quả đánh giá chưa có sự thống nhất. Điều đó đòi hỏi BGH các trường cần đầu tư xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cụ thể, trong đó phải xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá rõ ràng, khoa học và phải phù hợp với mục tiêu của hoạt động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w