Hình thức và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Hình thức và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh

1.3.4.1. Hình thức giáo dục

Giáo dục BVMT cho học sinh THPT có thể thực hiện bằng các hình thức sau đây:

- Giáo dục bằng việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học, thông qua các giờ lên lớp.

- Giáo dục thông qua các hoạt động thực tiễn ngoài giờ lên lớp: tổ chức các buổi mít tinh, tuyên truyền; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu; các hoạt động văn hóa-văn nghệ; các buổi tham quan, dã ngoại; các buổi lao động thực tế….

Hiện nay, việc giáo dục BVMT cho học sinh THPT chủ yếu được thực hiện dưới hình thức tích hợp, lồng ghép và liên hệ thực tiễn thông qua các môn học. Hình thức này phần nào đã cung cấp cho học sinh sự hiểu biết nhất định về môi trường và việc bảo vệ môi trường để từ đó hình thành những tình cảm, thái độ ứng xử đúng mực với môi trường sống. Tuy nhiên, để hình thành ở học sinh những phẩm chất, năng lực hành động thực tiễn thì đòi hỏi phải đa dạng hóa hình thức giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đây là xu thế mới mà các trường THPT hiện nay đang hướng đến khi thực hiện giáo dục BVMT cho học sinh.

1.3.4.2. Phương pháp giáo dục

Đối với hoạt động GDBVMT trong các trường THPT thì cần áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, tùy từng hình thức tổ chức, tùy nội dung giáo

dục và tùy đối tượng để lựa chọn một hay nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, cần chú trọng một số phương pháp sau đây:

- Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát thực địa: trên cơ sở quan sát thực tế, học sinh hình thành những cảm nhận đầy đủ, sống động về thiên nhiên, về môi trường, nhận biết những vấn đề cần quan tâm, cần bảo tồn, cần cải tạo… để từng bước hình thành những hành vi đơn giản nhất như: bỏ rác đúng nơi qui định, bảo vệ cây xanh, bảo vệ động vật….

- Phương pháp thí nghiệm: Tái tạo lại các hiện tượng làm biến đổi môi trường thông qua các thí nghiệm.

- Phương pháp vận dụng kinh nghiệm thực tế để vận dụng vào giờ học: với phương pháp này, không chỉ giúp học sinh nhận biết mà còn có thể giúp các em thực hành, áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của mình trong việc bảo vệ môi trường sống.

- Phương pháp nêu gương: thường xuyên nhận xét, tuyên dương những cá nhân, tập thể làm tốt công tác bảo vệ môi trường; mặt khác cần nhắc nhở, phê bình những hành vi xấu gây tổn hại đến môi trường.

- Phương pháp hoạt động thực tiễn: Tổ chức các hoạt động thực tiễn để học sinh tham gia thực hiện bảo vệ môi trường; qua đó giúp các em hình thành và phát triển kỹ năng, năng lực hành động trong vấn đề BVMT.

Tuy vậy, trong thực tế, không nên và không được áp dụng cứng nhắc, rập khuôn một phương pháp nào đó, mà cần vận dụng một cách linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp để tăng tính hiệu quả trong giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w