Thực trạng giáo dục trung học phổ thông huyện Thanh Chương, tỉnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Thực trạng giáo dục trung học phổ thông huyện Thanh Chương, tỉnh

học sinh giỏi và đậu vào các trường đại học cao đẳng luôn nằm trong top đầu của tỉnh.

Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội trên đây có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, công tác giáo dục BVMT nói riêng ở các trường THPT huyện Thanh Chương.

2.1.3. Thực trạng giáo dục trung học phổ thông huyện Thanh Chương,tỉnh Nghệ An tỉnh Nghệ An

2.1.3.1. Hệ thống, qui mô các trường THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Năm học 2014 - 2015, huyện Thanh Chương có 7 trường THPT, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Hệ thống các trường THPT huyện Thanh Chương (số liệu tháng 02 năm 2015) TT Tên trường Số lớp Số học sinh Số CB,GV,NV Số cán bộ quản 1 Trường THPT Thanh Chương 1 38 1431 98 4 2 Trường THPT Đặng Thai Mai 35 1313 92 3 3 Trường THPT Thanh Chương 3 35 1286 92 4 4 Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách 30 1123 83 3 5 Trường THPT Đặng Thúc Hứa 35 1328 83 3 6 Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân 26 943 69 3 7 Trường THPT Cát Ngạn 19 652 50 3 Tổng 218 8076 567 23

Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng, Thanh Chương là huyện có nhiều trường THPT (đứng thứ 4 của tỉnh Nghệ An về số lượng trường THPT), trong đó, có nhiều trường có trên 30 lớp dù xu thế chung của Nghệ An là giảm số lượng học sinh THPT ở các vùng. Hệ thống trường THPT ở huyện Thanh Chương được rải đều khắp địa bàn huyện nên đã tạo điều cho con em thuận hơn hơn trong việc đến trường. Mặt khác, dù có nhiều trường nhưng tất cả đều trường công lập, điều đó mở ra cơ hội đến trường dễ dàng hơn cho thế hệ trẻ ở vùng đất còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế này.

2.1.3.2. Đánh giá chung

Với xu thế chung của cả nước, trong những năm qua, giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn Thanh Chương cũng đang có nhiều đổi mới. Bên

cạnh phát huy tốt truyền thống hiếu học của quê hương và cơ hội mới để phát triển đi lên và giành được những thành tựu thì cũng còn gặp không ít những khó khăn và thử thách.

- Những thành tựu

Hệ thống các trường THPT huyện Thanh Chương giữ vững qui mô trường lớp, số lớp, số học sinh mặc dù xu thế thiếu học sinh đang xảy ra ở nhiều trường THPT ở Nghệ An. Từ đó, đảm bảo chế độ lao động cho giáo viên nhân viên, tránh được tình trạng dôi dư giáo viên; mặt khác đáp ứng nhu cầu đi học cho học sinh tốt nghiệp THCS; tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục diễn ra ổn định.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên từng bước được đảm bảo về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu. 100% giáo viên đạt chuẩn; tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn ngày càng cao, số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh tăng cao sau mỗi chu kỳ thi. Đội ngũ cán bộ quản lý từng bước được trẻ hóa về tuổi đời, được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, về chính trị, về kiến thức quản lý. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường THPT huyện Thanh Chương trong giai đoạn hiện nay.

Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành nên cơ sở vật chất của các trường từng bước được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Song song với sự ổn định về số lượng và cơ sở vật chất thì chất lượng giáo dục cũng được giữ vững và phát triển trong thời gian qua. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, số lượng học sinh khá giỏi ngày càng tăng; đến nay đã có 02 trường đạt chuẩn quốc gia và 02 trường khác đang trong lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Nét nổi bật của các trường THPT ở huyện Thanh Chương là đào tạo về chất lượng mũi nhọn. Trong những năm qua, Thanh Chương có nhiều trường năm trong nhóm điểm cao về học sinh giỏi tỉnh Nghệ An: năm học 2012-2013 trường THPT Đặng Thúc Hứa đứng thứ 2/95 trường toàn tỉnh, trường THPT Thanh Chương 1 xếp thứ 7/95, trường THPT Thanh Chương 3

xếp thứ 14/95. Năm học 2013-2014: Trường THPT Đặng Thúc Hứa xếp thứ 5/95, trường THPT Thanh Chương 3 xếp thứ 11/95…..

Bên cạnh đó, kết quả thi tuyển sinh vào đại học cao đẳng của học sinh Thanh Chương luôn có vị trí cao ở tỉnh Nghệ An, hàng năm, có hàng ngìn em đậu vào các trường đại học cao đẳng trên cả nước, trong đó có những học sinh thuộc hộ gia đình nghèo đậu thủ khoa các trường nổi tiếng về điểm đầu vào cao như Học viện Quân y, Đại học Bách khoa Hà Nội….

Với những kết quả cao trong chất lượng giáo dục, các trường THPT huyện Thanh Chương luôn được các cấp, các ngành đánh giá cao. Năm học 2013- 2014 cả 7/7 trường đều được xếp loại trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc; Đảng bộ các trường được Huyện ủy Thanh Chương xếp loại trong sạch vững mạnh, trong đó có 3 Đảng bộ được tôn vinh trong sạch vững mạnh tiêu biểu; các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên đều được các cấp xếp loại vững mạnh và vững mạnh xuất sắc. Trong những năm qua, nhiều tập thể và cá nhân ở các trường THPT huyện Thanh Chương đã được nhiều hình thức khen thưởng của các cấp, trường THPT Thanh Chương 1 đang trong lộ trình xây dựng để được công nhận Đơn vị Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Tóm lại, dù điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, kéo theo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học cũng bị hạn chế, tuy nhiên, điều đó không cản trở giáo dục nơi đây phát triển. Hệ thống giáo dục THPT nơi đây không chỉ giữ vững về qui mô, sỹ số mà còn từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, nhiều trường đã có vị trí trong nhóm dẫn đầu về chất lượng giáo dục của tỉnh Nghệ An.

- Những hạn chế và thách thức:

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, các trường THPT ở huyện Thanh Chương còn gặp không ít những hạn chế và thách thức trong xu thế phát triển hiện nay:

Dù có truyền thống hiếu học từ lâu đời, tuy nhiên dưới tác động mạnh của nền kinh tế thị trường, sự ảnh hưởng của các trò chơi công nghệ số, tính thực dụng của một bộ phận nhân dân…nên phần nào đã làm mai một truyền thống đó. Một bộ phận giới trẻ hiện nay thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống, sống thiếu lý tưởng, thiếu niềm tin, dễ sa vào các tai tệ nạn xã hội, lười biếng trong học tập…

Do điều kiện về kinh tế xã hội của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân còn thấp nên việc đầu tư theo qui mô sâu rộng cho giáo dục chưa được thực hiện. Các trường chưa có điều kiện tiếp cận và triển khai các chương trình giáo dục tiên tiến và hiện đại của thế giới như các trường ở khu vực thuận lợi. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hình thức huy động xã hội hóa về tài chính còn gặp nhiều khó khăn.

Chất lượng đội ngũ có phần chưa đồng đều, vẫn có một số giáo viên hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; một bộ phận không nhỏ yên phận với những gì được đào tạo trong trường đại học mà thiếu tinh thần tự học, thiếu ý thức vươn lên, ngại sự thay đổi… do đó không phù hợp với xu thế luôn vận động đi lên của giáo dục hiện nay, kìm hãm quá trình đổi mới của các cơ sở giáo dục nơi đây.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w