Nên mở các lớp dạy chữ Hán, các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên v ề văn học, văn hóa thời trung đại.

Một phần của tài liệu VẤN đề dạy học “NGUYỄN DU và TRUYỆN KIỀU” TRONG CHƯƠNG TRÌNH văn ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 80 - 84)

- Hở 33T34T môi 33T34T ra cũng thẹn thùng

3.2.5.Nên mở các lớp dạy chữ Hán, các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên v ề văn học, văn hóa thời trung đại.

23T

Thực tế cho thấy, có nhiều giáo viên biết rất ít về chữ Hán. Điều này đã làm cản trở đáng kể quá trình dạy học những tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán, gây nên tâm lí ngán ngại, thiếu tự tin ở giáo viên. Sợ thiếu hụt kiến thức về chữ Hán, về văn hóa, văn học cổ ở giáo viên THPT hiện nay là một thực tế cần phải được quan tâm, chú ý kịp thời và đúng mức. Nên đưa nội dung này vào một chương trình bồi dưỡng thường xuyên như một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên.

3.2.6. Cần có một quan điểm "động" hơn đối những tác phẩm còn gây nhiều tranh luận, chưa có sự thống nhất như bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. luận, chưa có sự thống nhất như bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du.

23T

Hiện nay, vấn đề dạy học bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí là một vấn đề phức tạp, chưa có được sự thống nhất giữa các nhà sư phạm, các nhà nghiên cứu ở nhiều phương diện. Theo chúng tôi, chưa nên đưa một tác phẩm văn học như thế vào chương trình vì sẽ gây nên tâm lí hoang mang cho người dạy và cả người học. Nếu vẫn giữ bài thơ trong chương trình (như trong bản dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo), cần phải có một quan điểm "động" hơn trong việc hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Không nên chỉ giới thiệu một cách hiểu bài thơ của bản thân người biên soạn

KẾT LUẬN

23T

Kết thúc 23T33TTruyện Kiều, 23T33TNguyễn Du viết:

33T

Lời quê chắp nhặt dông dài

33T

Mua vui cũng được một vài trống canh.

23T

Khi viết những dòng thơ này, chắc hẳn nhà thơ không thể ngờ những 23T33T"lời quê chắp nhặt dông dài" 23T33Tcủa mình lại có thể trở thành mối quan tâm của bao nhiêu con người trong bao nhiêu thế hệ. Trong đời sống văn hóa của dân tộc, 23T33TTruyện Kiều 23T33Tđã trở thành một hiện tượng độc đáo, không bao giờ vơi cạn tác dụng giáo dục về lòng nhân ái, trở thành nguồn sức mạnh tinh thần cao quý của. mỗi con người Việt Nam.

23T

Chuyên mục "Nguyễn Du và 23T33TTruyện Kiều" 23T33Ttừ lâu đã được đưa vào chương trình môn Văn ở nhiều bậc học, phản ánh vị trí quan trọng của nó trong nền văn học dân tộc. Ở cấp THPT, chuyên mục "Nguyễn Du và 23T33TTruyện Kiều"23T33Tcó một ý nghĩa đặc biệt trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Bài học về nhân cách lớn Nguyễn Du, bài học về lòng yêu thương con người kết tinh trong những tác phẩm của ông, chữ Nôm cũng như chữ Hán, sẽ luôn là lời nhắc nhở các em về truyền thống nhân đạo đức ngời sáng của dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà vấn đề hội nhập, toàn cầu hóa đang trở thành mối quan tâm của toàn thể xã hội và đang có những tác động nhiều chiều thì việc dạy học chuyên mục "Nguyễn Du và 23T33TTruyện Kiều" ở 23T33Tnhà trường THPT lại càng có một ý nghĩa lớn trong việc bồi đắp cho học sinh bản sắc, tâm hồn dân tộc.

23T

Nhưng vấn đề dạy học "Nguyễn Du và 23T33TTruyện Kiều"23T33Tlại đang có nhiều tồn tại, phản ánh thực trạng dạy học mảng văn học trung đại nói riêng cũng như thực trạng dạy học Văn nói chung trong nhà trường THPT hiện nay. Thuộc bộ phận văn học trung đại, chuyên mục "Nguyễn Du và 23T33TTruyện Kiều" 23T33Tcó những thuận lợi và khó khăn riêng chi phối quá trình dạy học. Qua khảo sát việc dạy học chuyên mục này ở các trường THPT trong địa bàn thành phố Hố Chí Minh, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề mà đáng kể nhất là sự ít hứng thú học tập của học sinh, sự lúng túng trong phương pháp giảng dạy của giáo viên... Với cách dạy học như hiện nay, học sinh chưa thẩm thấu hết giá trị to lớn chứa đựng trong các bài học về "Nguyễn Du và 23T33TTruyện Kiều".23T33TCác em chưa vượt qua được "rào cản" của từ ngữ do đó không thể rung cảm thực sự với những câu thơ của đại thi hào. Những con số không mong đợi mà chúng tôi thu nhận được trong kết quả điều tra đã phản ánh phần nào thực trạng này.

23T

Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc dạy học không đạt kết quả như mong muốn. Đó là sự ngăn trở của nhiều khoảng cách (không gian, thời gian, tâm lí, phong cách ngôn ngữ...) giữa người dạy, người học thời hiện đại với những tác phẩm của quá khứ. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức văn hóa trung đại của giáo viên, là sự hạn chế về thời lượng những tiết học và sự lúng túng của giáo viên trong việc phối kết hợp các phương pháp, phương tiện dạy học...

23T

Một cái nhìn toàn diện từ thực trạng, thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và cả triển vọng của việc dạy học chuyên mục "Nguyễn Du và 23T33TTruyện Kiều"23T33Tsẽ góp phần giúp người thầy giáo dạy Văn tìm ra những giải pháp có tính khả thi. Theo chúng tôi, để việc dạy học chuyên mục quan trọng này đạt được hiệu quả, cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều yếu tố: chương trình, SGK, phương pháp dạy học, giáo viên và học sinh... Trong tất cả những giải pháp trình bày trong luận văn, chúng tôi, bằng chút ít kinh nghiệm và suy nghĩ chủ quan của mình, nhấn mạnh vào một vấn đề: 23T24TLàm sao tạo ra được sự hứng thú trong học tập cho học sinh. 23T24TGiải pháp kết hợp nội và ngoại khóa trong những giờ học "Nguyễn Du và 23T33TTruyện Kiều", 23T33Tkết hợp giữa kiến thức khái quát và cụ thể trong bài học về tác gia Nguyễn Du, việc dạy học các trích đoạn 23T33TTruyện Kiều 23T33Tphải được xuất phát từ những đặc trưng thể loại và thi pháp 23T33TTruyện Kiều 23T33T(như việc chú ý yếu 23T33Ttố truyện,thơ, 23T33Tgiải nghĩa từ ngữ khó)... là những giải pháp theo chúng tôi có thể cải thiện được tình hình dạy học chuyên mục này.

23T

Việc dạy học chuyên mục "Nguyễn Du và 23T33TTruyện Kiều" 23T33Tsẽ đạt hiệu quả nếu có được sự hỗ trợ, sự quan tâm đồng bộ từ nhiều phía, 23T28Tcần23T28Ttăng thêm số tiết học đối với chuyên mục này, đặc biệt là bổ sung thêm một số tiết học ngoại khóa nhằm giúp giáo viên và học sinh có cơ hội hiểu kĩ, khắc sâu được nội dung tư tưởng và giáo dục của bài học. Từ việc dạy học "Nguyễn Du và 23T33TTruyện Kiều"RR) 23T33Tcần xây dựng một chương trình ngoại khóa văn học để tạo ra được hứng thú học tập, kích thích sự năng động học tập ở học sinh. Cũng cần bổ sung vào nội dung thi tú tài và đại học bộ phận văn học trung đại (trong đó nhấn mạnh "Nguyễn Du và 23T33TTruyện Kiều")23T33Tđể đảm bảo tính cân đối và kiểm tra kiến thức văn học của học sinh một cách toàn diện. Để có thể dạy học tốt bộ phận văn học trung đại, cần đưa vào chương trình một số ít giờ học chữ Hán cho học sinh cũng như mở những lớp bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về văn hóa, văn học trung đại... Đó là một số đề xuất của chúng tôi trong luận văn.

23T

Tất cả rồi sẽ trôi đi theo dòng chảy của thời gian nhưng những giá trị tinh thần truyền thống cao quý của dân tộc sẽ trường tồn mãi mãi. Bước sang thế kỉ XXI, thế hệ trẻ Việt Nam sẽ năng động, tự tin hơn để hòa nhập với xu thế phát triển của thời đại nhưng cũng không bao giờ quên đi nguồn cội, quên đi bản sắc của dân tộc mình. Đây là một vấn đề tưởng chừng đơn

giản song lại cần rất nhiều công sức trong đó không thể thiếu vai trò của người thầy giáo dạy Văn trong nhà trường. Lòng yêu nghề, yêu trẻ sẽ giúp họ vượt qua được khó khăn trước mắt để hoàn thành sứ mệnh "trồng người" cao quý mà xã hội đã giao cho.

Một phần của tài liệu VẤN đề dạy học “NGUYỄN DU và TRUYỆN KIỀU” TRONG CHƯƠNG TRÌNH văn ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 80 - 84)