0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

bài học về các trích đoạn trong Truyện Kiều.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ DẠY HỌC “NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU” TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 40 -43 )

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC “NGUYỄN DU VÀ TRUY ỆN KIỀU” TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT HIỆN NAY

2.2.2.3. bài học về các trích đoạn trong Truyện Kiều.

23T

Ở những bài học này, nhìn chung giáo viên đã phát huy được ưu thế của giờ giảng văn. Giờ học trở nên hấp dẫn hơn, có nhiều chất văn hơn so với bài văn học sử về tác gia Nguyễn Du và 23T26TĐộc Tiểu Thanh kí.

23T

Trong quá trình giảng dạy, phần lớn giáo viên đã chú ý đúng mức tới vấn đề 23T24Tvị trí của đoạn trích 23T24T(Khi được hỏi, 85.2% học sinh xác định đúng vị trí đoạn 23T26TTrao duyên). 23T26THầu hết giáo viên đều yêu cầu học sinh đọc hoặc tóm tắt vị trí của đoạn trích từ phần 23T26TTiểu dẫn 23T26Tcủa SGK. Việc chú ý đến vị trí đoạn trích trong hệ thống cốt truyện là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội nội dung bài học.

26T

Truyện Kiều 23T26Tlà một tác phẩm tự sự được xây dựng trên cơ sở những biến cố, sự kiện lớn: 23T26TGặp 23T26Tgỡ, 23T26Tđính ước - Gia biến, lưu lạc - Đoàn tụ. 23T26TTheo GS Đặng Thanh Lê, việc xác định vị trí đoạn trích trong hệ thống cốt truyện "không chỉ có ý nghĩa để người thầy giáo giới thiệu "xuất xứ đoạn trích", "vị trí đoạn trích", Nó còn có ý nghĩa xác định những phương hướng khám phá, lĩnh hội tinh thần chung của đoạn thơ" [Đặng Thanh Lê, 53, 9]. Việc gắn vị trí đoạn trích với nội dung giảng dạy như vậy có một ý nghĩa "chiều sâu". Mỗi đoạn trích đều nằm trong hệ thống các sự kiện, biến cố của truyện cho nên một cách tự nhiên sẽ quy định cách khai thác các hình tượng nghệ thuật, các yếu tố ngôn ngữ. Các trích đoạn 23T26TTrao duyên, Những nỗi lòng tê tái, Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều đều 23T26Tnằm trong biến cố 23T26TGia biến và lưu lạc 23T26Tcủa truyện, vì thế, giọng điệu chủ yếu là buồn đau, tê tái.

23T

Giáo viên cũng đã chú trọng đến việc 23T24Tphân tích những diễn biến nội tâm của nhân vật 23T24TThúy Kiều trong các trích đoạn 23T26TTrao duyên, Những nỗi lòng tê tái. 23T26TĐây là cách giảng dạy đúng hướng. 23T26TTruyện Kiều 23T26Tlà một tác phẩm tự sự, do đó hình tượng nhân vật luôn gắn liền với một chuỗi những sự kiện, biến cố làm nên cốt truyện. Tính cách nhân vật trong

Truyện 23T26TKiều 23T26Tcũng giống như các tác phẩm tự sự khác, luôn là sự thể hiện toàn diện của con người từ diện mạo bên ngoài đến suy nghĩ bên trong. Nhưng điểm khác biệt giữa 23T26TTruyện Kiều 23T26Tcủa Nguyễn Du và 23T26TKim Vân Kiều truyện 23T26Tcủa Thanh Tâm Tài Nhân lại chính là ở chỗ này. Tuy dựa khá sát vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Nguyễn Du đã lược bỏ đi rất

nhiều chi tiết để chú ý khai thác tối đa nội tâm nhân vật, đặc biệt là nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Đây chính là một trong những đặc điểm thi pháp nổi bật của kiệt tác 23T26TTruyện Kiều.

23T

Đối với trích đoạn 23T26TThúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, 23T26Tphần lớn giáo viên đã chú ý hướng dẫn học sinh đi vào tìm hiểu nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích đặc sắc này. Nằm trong hệ thống thi pháp chung của tác phẩm, mỗi trích đoạn 23T26TTruyện Kiều 23T26Tđồng thời lại có những đặc điểm riêng, có những hình thái ngôn ngữ riêng đòi hỏi người dạy và người học phải chịu khó tìm tòi, khám phá. Các giờ dạy của giáo viên đối với các trích đoạn 23T26TTruyện Kiều 23T26Tđã phần nào làm bật lên được đặc điểm riêng, hình thái ngôn ngữ riêng này.

23T

Ngoài những ưu điểm nói trên, chúng tôi nhận thấy còn một số hạn chế ở những giờ dạy các trích đoạn 23T26TTruyện Kiều 23T26Tcủa giáo viên.

23T

Trước hết, có thể thấy rằng 23T24Tgiáo viên chưa khai thác được một cách hiệu quả tính nhạc điệu 23T24Tcủa những câu thơ trong 23T26TTruyện Kiều.

27T

23T27TViệt nam ta, ngay từ khi mới ra đời, 23T26TTruyện Kiều 23T26Tđã là một tác phẩm văn chương có sức hấp dẫn kì lạ đối với mọi người, mọi lứa tuổi. 23T26TTruyện Kiều 23T26Tsở dĩ dành được tình cảm trọn vẹn của mọi người dân Việt Nam là bởi vì trước hết nó rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. "Những âm thanh êm dịu như lời hát" của 23T26TTruyện Kiều 23T26Tchính là tinh hoa của âm điệu, nhạc điệu tiếng Việt. Chưa thể hiện được tính nhạc điệu 23T26Tcủa Truyện Kiều 23T26Ttrong giờ dạy cũng có nghĩa là người thầy chưa phát huy được thuận lợi của việc dạy học 23T26TTruyện Kiều 23T26Tcũng như chưa chuyển tải hết đặc sắc của kiệt tác này. Những giờ học có tính chất nghiên cứu khô khan về 23T26TTruyện Kiều 23T26Ttrong trường THPT hiện nay đã khiến cho học sinh không tiếp xúc được với yếu tố nhạc điệu của tác phẩm. Trong khuôn khổ chật hẹp của giờ dạy, người thầy thường chỉ cố gắng hoàn tất nội dung bài học. 23T27TVấn 23T27Tđề đọc diễn cảm các trích đoạn cũng được chứ ý nhưng chưa thể thể hiện hết nhạc điệu của 23T26TTruyện Kiều. 23T26TDiễn 23T26TKiều, ngâm 23T26T 23T26TKiều, 23T26Tlẩy 23T26TKiều... 23T26Tlà những hình thức rất có hiệu quả thể hiện nhạc điệu của 23T26TTruyện Kiều 23T26Tlại chưa được giáo viên mạnh dạn đưa vào giờ dạy chính khóa cũng như ngoại khóa theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

23T

Tính chất dàn đều và sự hạn chế về thời lượng các giờ học không cho phép giáo viên đi vào phân tích cặn kẽ tất cả những từ ngữ khó. Để giúp học sinh vượt qua được lớp "rào chắn" từ ngữ trong các trích đoạn 23T26TTruyện Kiều, 23T26Tngười thầy phải có một cách thức, một phương pháp nào đó. Trên thực tế, 23T24Tgiáo viên ít giảng giải từ ngữ khó 23T24Tcho học sinh cũng như 23T24Tkhông thường xuyên kiểm tra việc đọc các chú thích trong SGK 23T24Tcủa các em. Có lẽ vì vậy mà học

sinh, với sự áp đặt của người thầy, chỉ nắm được bài học trên những nét lớn chứ không thực sự hiểu và "cảm" được cái hay, cái đặc sắc của câu thơ 23T26TKiều. 23T26TMang dấu ấn thi pháp văn học trung đại, 23T26TTruyện Kiều 23T26Tcó sự hiện diện của nhiều từ Hán Việt, nhiều điển cố, thi liệu... xa lạ, khó hiểu đối với học sinh: "Theo thống kê của tổ tư liệu Viện Ngôn ngữ thì trong số 3412 từ của 23T26TTruyện Kiều,23T26Tcó 1310 từ Hán Việt, tức là từ Hán Việt chiếm tỉ lệ 35% trong tổng số từ của tác phẩm" [Nguyễn Lộc. 65, 768]. 23T46TNhưng23T46TNguyễn Du, với tài năng của mình, đã sử dụng sáng tạo những yếu tố ngôn ngữ trên, khiến người đọc, cho dù không thật hiểu những từ Hán Việt, điển cố, điển tích thì cũng có thể hiểu được nội dung câu thơ. Tuy nhiên, những số liệu chúng tôi đã trình bày trong phần viết về học sinh (kể cả trong bài làm văn của các em), đã chứng minh rằng có rất nhiều học sinh chẳng những không hiểu từ ngữ mà còn không hiểu cả nội dung câu thơ 23T26TKiều. Là 23T26Tmột tác phẩm tự sự nhưng ngôn ngữ của 23T26TTruyện Kiều 23T26Tlại là ngôn ngữ thơ ca hết sức tinh tế và giàu cảm xúc. Sẽ thật lãng phí nếu như giáo viên Văn của chúng ta không biết mang lại những rung động cho học sinh qua việc lựa chọn để tập trung phân tích cái đẹp của một số từ ngữ, câu thơ 23T26TTruyện Kiều.

23T

Chúng tôi cũng ghi nhận một thực tế đồng thời cũng là vướng mắc của nhiều giáo viên văn về việc giảng dạy một chi tiết trong đoạn trích 23T26TTrao duyên, 23T26TĐó là chi tiết 23T41T"chiếc thoa" 23T41Tkỷ vật của Kim - Kiều trong câu hai thơ:

26T

Chiếc thoa với bức tờ mây

26T

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

23T

(Trích 23T26TTrao duyên - Truyện Kiều)

29T

Về 23T29Tchi tiết này, SGK giải thích như sau: 23T26T"Chiếc thoa: 23T26Tđồ trang sức cài đầu của phụ nữ xưa kia. Khi Kiều nhận lời yêu Kim Trọng, nàng tặng Kim Trọng chiếc thoa. Kim Trọng tặng lại nàng chiếc khăn hồng: 23T26T"Được lời như cởi tấm lòng. Giở kim thoa với khăn hồng trao tay".

Tờ mây: tờ 23T26Tgiấy có vẽ mây ghi lời thề nguyền của hai người trong đêm gặp gỡ tình tự trước đây" [11, 169]. Nhiều giáo viên thừa nhận rằng đây là một vướng mắc khiến họ rơi vào tình trạng lúng túng khi giảng dạy. Một số giáo viên không đồng tình với cách giải thích trong SGK, họ cho rằng giải thích như vậy là mâu thuẫn với câu thơ của 23T26TTruyện Kiều. 23T26TNếu căn cứ vào hai câu thơ: 23T26T"Chiếc thoa với bức tờ mây - Duyên này thì giữ, vật này của chung", 23T26Tcó thể hiểu rằng 23T26Tchiếc thoa, bức tờ mây 23T26Tlà những kỉ vật mà Kiều đã đau xót, luyến tiếc trao lại cho Thúy Vân. Còn nếu căn cứ vào chú thích của SGK, thì giáo viên và học sinh phải hiểu rằng Kiều đã tặng chiếc thoa cho Kim Trọng rồi, đâu còn nữa để trao lại cho em ? Một số giáo viên khác lại cho rằng: khi phải trao duyên cho em, Kiều đã quá đau khổ. 23T26TVì thế, "chiếc thoa", "bức

tờ mây","phím đàn", "mảnh hương nguyền23T26Tđược nhắc đến trong đoạn thơ là những kỉ vật của tình yêu ở cả hiện tại lẫn quá khứ, không nên tách bạch ra... Tuy nhiên, vì nhiều lí do (hoặc không có thời gian, hoặc chưa hiểu tường tận và không thấy 23T26TSách giáo viên đề 23T26Tcập đến), nhìn chung giáo viên chỉ giảng đại khái: đó là kỉ vật tình yêu của Kim - Kiều. Cách xử lí này, theo chúng tôi là chưa thỏa đáng. Chúng tôi xin được trở lại vấn đề này ở chương sau của luận văn.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ DẠY HỌC “NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU” TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 40 -43 )

×