Đối với việc dạy học bài Độc Tiểu Thanh kí.

Một phần của tài liệu VẤN đề dạy học “NGUYỄN DU và TRUYỆN KIỀU” TRONG CHƯƠNG TRÌNH văn ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 74 - 78)

- Hở 33T34T môi 33T34T ra cũng thẹn thùng

3.1.2.3.Đối với việc dạy học bài Độc Tiểu Thanh kí.

23T

Tình hình dạy học bài thơ 23T33TĐộc Tiểu Thanh kí 23T33Thiện nay trong nhà trường THPT đang đặt ra một vấn đề: cần phải nhanh chóng có một giải pháp để giải quyết những băn khoăn, vướng mắc của người học, người dạy, Điều đó cũng có nghĩa là phải xuất phát từ thực tế để 23T24Txây dựng một quan điểm giảng dạy thống nhất đối23T24Tvới nội dung này.

23T

Trước hết cần phải thấy rằng, việc dạy học những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du là hết sức cần thiết. Bên cạnh kiệt tác 23T33TTruyện Kiều, 23T33Tthơ chữ Hán của Nguyễn Du thực sự là một "tòa lâu đài" (Mai Quốc Liên) mà chúng ta cần bước vào để khám phá, để hiểu thế giới tâm trạng của nhà thơ, từ đó thêm yêu quý và kỉnh trọng đại thi hào của dân tộc.

23T

Thơ vốn bao hàm trong nó sự đa thanh, đa nghĩa. Nhà nghiên cứu thi pháp học Jacobson đã có một nhận xét xác đáng về đặc trưng này của thơ khi ông cho rằng thơ lạ "sự phân vân kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa". Một tác phẩm có giá trị bao giờ cũng là một tác phẩm gợi lên những liên tưởng phong phú nơi người đọc. Những cách hiểu khác nhau đối với bài thơ 23T33TĐộc Tiểu Thanh kí 23T33Tâu cũng là một hiện tượng thú vị, hoàn toàn không có tính chất cá biệt trong tiếp nhận văn chương. Điều quan trọng là những dư ba, những ấn tượng sâu sắc mà bài thơ để lại trong lòng người đọc. Đó là tâm hồn đa cảm, lòng nhân ái, sự xót thương mà Nguyễn Du dành cho tất cả những kiếp người bị đọa đày trên trái đất này. Tác dụng giáo dục to lớn của bài học chính là ở chỗ khắc sâu được cho học sinh lòng nhân ái cao quý của Nguyễn Du.

23T

Việc dạy học bài thơ 23T33TĐộc Tiểu Thanh kí 23T33Tchỉ phát huy được tác dụng giáo dục của nó khi cả người học và người dạy đến được với ý nghĩa đích thực của bài thơ. Điều này cũng có nghĩa là họ phải vượt qua được lớp từ ngữ vốn là một "rào chắn" đối với người đọc thời hiện đại. Sự giúp sức của bản dịch, của những chú thích cũng như những hướng dẫn trong SGK, 23T33TSách giáo

viên là 23T33Tkhông thể thiếu trong quá trình dạy học, Đối với người giáo viên, những định hướng trong 23T33TSách giáo 33T64Tviên 23T64Tvẫn được coi là "pháp lệnh", là những căn cứ quan trọng để họ tiến hành bài giảng trên lớp. Nhưng sự tồn tại của những cách hiểu khác với quan điểm của SGK, 23T33TSách giáo viên 23T33Tvề nội dung bài học này trọng nhà trường hiện nay là một thực tế.

23T

Như chúng tôi đã trình bày ở chương thứ 23T29T223T29Tcủa luận văn, 23T33Ttrong23T33Tnhà trường hiện nay đang tồn tại ít nhất hai cách hiểu về bốn câu đầu bài thơ. Một số giáo viên (chúng tôi gọi là nhóm thứ hai), đã giảng dạy không theo quan điểm của SGK. Cách hiểu này có cơ sở vì nó dựa trên những kết quả nghiên cứu và chính văn bản của tác phẩm.

23T

Nhóm từ 23T33T“nhất chỉ 33T45Tthư”23T45Ttheo đó được hiểu là tập truyện viết về Tiểu Thanh chứ không phải tập thơ của nàng Tiểu Thanh. Như vậy, Nguyễn Du đã đọc tập truyện (kí) người ta viết về Tiểu Thanh chứ không phải đọc tập thơ của nàng. GS Mai Quốc Liên trong 23T33TNguyễn Du toàn tập 23T33Tkhẳng định: "Truyện kể về nàng Tiểu Thanh gọi là Tiểu Thanh kí" [55, 187]. Nhiều giáo viên không biết rằng 23T33TTiểu Thanh truyện - 23T33Ttác pháp văn học khuyết danh được sáng tác từ cuối đời Minh (Trung Quốc), đã được GS Nguyễn Khắc Phi, người nghiên cứu rất sâu về văn học Trung Quốc, dịch và giới thiệu trên tạp chí 23T33TVăn học nước ngoài 23T33Ttừ 1997. Theo GS Nguyễn Khắc Phi: "Ở đời Minh và Thanh, kí luôn gắn với truyện, kí tự văn hoặc tự kí văn cơ bản thuộc thể loại tự sự nên nói 23T33TTiểu Thanh kí Tiểu Thanh truyện 23T33Tlà một, không phải là không có cơ sở" [85, 11]. Trong phần giới thiệu 23T33TTiểu Thanh truyện trên 23T33Ttạp chí 23T33TVăn học nước ngoài, 23T33TGS Nguyễn Khắc Phi đã trích dẫn một tư liệu quý (cuốn 23T33TTừ điển Từ Hải) 23T33Ttrong đó có viết về Tiểu Thanh: "TIỂU THANH: Tên người, một cô gái ở Giang Đô đời Minh, vốn tên là Huyền Huyền, họ Phùng, gả làm thiếp cho Phùng sinh ở Hàng Châu; tránh cùng họ nên chỉ gọi tên chữ. Giỏi thơ từ, hiểu âm luật. Vì không được vợ cả bao dung, dời đến ở một biệt thự trên núi Cô Sơn. Có người bà con là Dương phu nhân lấy làm thương, dừng lời nói bóng bẩy khuyên lấy chồng khác nhưng Tiểu Thanh không nghe. Buồn giận đổ bệnh, bảo một họa sĩ vẽ tranh chân dung, tự tế mình rồi chết. Năm đó mới mười tám tuổi. Chôn ở Hàng Châu. Có người bà con thu thập thơ từ của nàng thành sách gọi là phần DƯ CẢO" [85, 99 -100]. Tiểu Thanh là một nhân vật có thật hay không? 23T33TPhần dư có 23T33Tphải là tác phẩm của nàng?... Tất cả những vấn đề này, theo GS Nguyễn Khắc Phi là rất khó xác định, cho nên chú thích rằng Tiểu Thanh là một con người có thật và có mộ ở Cô Sơn như trong SGK là "không thật phù hợp với bản thân tác phẩm của Nguyễn Du, với Tiểu Thanh truyện cũng như chưa phản ánh được đầy đủ những ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc về vấn đề này" [85, 100]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân trong cuốn 23T33TTìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều cũng 23T33Tđã cho rằng:

"Có thể Nguyễn Du đã viết bài thơ này trong thời kì đi sứ Trung Quốc, nhân khi được đọc bài kí viết về Tiểu Thanh, chứ không phải nhân khi đi qua mộ Tiểu Thanh. Bài kí ấy có thể đã được chép trong bộ 23T33TTình sử 23T33Thoặc trong bộ 23T33TNữ Liêu trai chí dị (do 23T33TQuảng Ích thư cục xuất bản và không có ghi tên tác giả). Và Nguyễn Du có thể cũng đã đồng thời xem thấy trong quyển 23T33TKim Vân Kiều truyện 23T33Tcủa Thanh Tâm Tài Nhân đoạn 23T33Tlời bàn 23T33Tcủa Thánh Thán ở hồi thứ nhất nói về Tiểu Thanh mà sinh lòng thương cảm mới viết nên bài thơ điếu nàng" [109, 89].

23T

Chúng tôi cũng đồng tình với cách hiểu của nhóm giáo viên thứ hai về câu ba và bốn của bài thơ:

33T

Son phấn hữu thần liên tử hậu

33T

Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

23T

Đây là nhóm giáo viên đã hướng dẫn học sinh hiểu theo hướng: Tiểu Thanh dù có chết đi nhưng nàng để lại nỗi tiếc thương cho đời sau. Văn chương của nàng không có số mệnh nhưng những bài thơ còn sót lại của nàng vẫn làm cho mọi người phải rung động. Khi đọc bài viết 23T33TNhững bí ẩn và rắc rối trong bài Độc Tiểu Thanh kí 23T33Tcủa GS Mai Quốc Liên đăng trên báo 23T33TVăn nghệ, chúng 23T33Ttôi đoán rằng những giáo viên nói trên đã căn cứ vào bản dịch của Bùi Kỉ - Phan Võ 23T33T(Son phấn như có thần, sau khi chết, người ta còn thương tiếc. Văn chương còn

có số mệnh gì mà làm cho người ta phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi

đốt) 23T33Tvà cả bản dịch của Đào Duy Anh 23T33T(Son phấn có thần nên để lại xót thương sau khi chết. Văn chương không có duyên phận nên đốt rồi mà lụy còn sót lại)23T33T[dẫn theo bài viết của GS Mai Quốc Liên].

27T

Như 23T27Tvậy, những bản dịch này cùng với những 23T27Ttư23T27Tliệu về 23T33TTiểu Thanh truyện 23T33Tcho phép ta hiểu sâu hơn ý nghĩa hai câu thơ trên. Câu thơ thứ ba như vậy hẳn là có liên quan đến bức chân dung của Tiểu Thanh. "Son23T33Tphấn có thần"23T33Tchính là nói tới thần thái của Tiểu Thanh trong bức tranh. Còn 23T33T“phần dư” 23T33Tcó phải là những bài thơ còn sót lại của Tiểu Thanh trong tập thơ mà người vợ cả vì ghen đốt đi như SGK hướng dẫn? Trong 23T33TTiểu Thanh truyện 23T33T(GS Nguyễn Khắc Phi dịch) có đoạn kể người chồng khi nghe tin Tiểu Thanh mất, đã hốt hoảng chạy tới, khóc thương và "lục tìm hồi lâu, thấy được một quyển thơ, một bức tranh chân dung để lại và một bức thư gửi cho một phu nhân nào đó. Mở thơ xem, thấy lời lẽ cực kì ai oán, cuối thư có một bài thơ tuyệt cú. Người chồng lại đau đớn gào lên: "Ta đã phụ nàng! Ta đã phụ nàng!". Hay tin, người vợ cả nổi giận lôi đình, chạy đến đòi bức tranh. Người chồng giấu bức tranh thứ ba mà đưa bức thứ nhất để đánh tráo. Người vợ cả liền đem đốt đi. Bà ta lại hạch tập thơ, khi lấy

được, cũng đem đốt nốt. Thế là từ nay khúc Quảng Lăng không còn vang lên nữa!... Lại lục tìm bản thảo nhưng đã thất lạc hết. May mà lúc lâm chung, Tiểu Thanh có tặng mấy thứ đồ trang sức cài đầu cho cô gái con u già, hai trang giấy dùng để lót dưới đồ trang sức chính là bản di cảo thơ của nàng. Có 9 bài tuyệt cú, một bài cổ thi, một bài từ, một bài tuyệt cú kèm theo thư gửi cho phu nhân nào đó, tổng cộng là 12 bài thơ và từ" [85, 103 -104]. Tác giả Nguyễn Quảng Tuân cũng đưa ra tư liệu: "Sách 23T33TNữ Liêu trai chí dị 23T33Tcó chép rằng: "May khi nàng sắp mất có mấy chiếc xuyến hoa, tặng cho con gái nhỏ của nàng, bọc vào hai tờ giấy. Chính ở những tờ giấy ấy, người ta thấy có thi cảo của nàng gồm 12 bài" [109, 93 - 94]. Trong 23T33TNguyễn Du toàn tập,23T33TGS Mai Quốc Liên đã đưa ra một cách dịch nghĩa, dịch thơ khác:

24T

Dịch nghĩa:

23T

Đọc bài ký truyện nàng Tiểu Thanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23T

Vườn cảnh ở Tây Hồ đã trở thành gò hoang.

23T

Trước song cửa một mình đọc một trang sách viết để viếng nàng.

23T

Bức vẽ có thần, sau khi chết, còn để lại niềm thương tiếc.

23T

Văn chương không có số mệnh lại mang lụy đến tập thơ bị đốt còn sót lại.

23T

Mối hận xưa nay khó hỏi trời,

23T

Ta tự coi mình như người cùng chịu nỗi oan lạ lùng của người phong nhã.

23T

Chẳng biết hơn ba trăm năm sau này nữa,

23T

Thiên hạ có ai người khóc Tố Như chăng?

24T

Dịch thơ:

23T

Bản dịch 1:

33T

Vườn cũ Tây Hồ mai xác xơ,

33T

Viếng ai, song vắng một vần thơ.

33T

Phấn son lấp đất thương còn để

33T

Bút mực tro tàn lụy vẫn lưa

33T

Việc lỡ xưa nay trời khó hỏi, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33T

Niềm oan phong vận tớ còn vơ!

33T

Ba trăm năm nữa người thiên hạ,

33TChả biết còn ai khóc Tố Như?

Một phần của tài liệu VẤN đề dạy học “NGUYỄN DU và TRUYỆN KIỀU” TRONG CHƯƠNG TRÌNH văn ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 74 - 78)