quyền quản lý của nhà nước đối TLLT và công tác lưu trữ của các doanh nghiệp này. Để làm được việc đó, chúng ta cần trở lại tìm hiểu một số quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước và về công tác lưu trữ.
- TLLT của các doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu của Nhà nước
Điều 1 Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 quy đinh: „Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Đối với các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì theo quy định pháp luật, doanh nghiệp không phải là chủ sơ hữu mà chỉ được Nhà nước giao quyền chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản do Nhà nước giao. Đồng thời, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn và bảo vệ tài sản của Nhà nước giao cho doanh nghiệp. TLLT hình thành trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở vốn và tài sản Nhà nước cũng là tài sản của Nhà nước. Cho nên có thể khẳng định TLLT của các doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu của nhà nước và nhà nước có quyền và có trách nhiệm quản lý và sử dụng khối tài liệu này phục vụ mục đích chung của xã hội.
- TLLT của các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phần Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam Quốc gia Việt Nam
Cũng cần nhắc lại rằng, tuy Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia định nghĩa Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam, các doanh nghiệp được nói đến chưa được rõ ràng, cụ thể và chỉ được nêu ra bằng khái niệm các tổ chức kinh tế nhưng có thể khẳng định TLLT của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phần Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam. Điều này được chứng minh qua định
nghĩa doanh nghiệp nhà nước vừa được nêu trên, qua định nghĩa TLLT và Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam được quy định tại Điều 1 và khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia: “Tài liệu lưu trữ quốc gia là tài liệu có giá trị về chính trị, kinh tế, an ninh, ngoại giao, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ được hình thành trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, ....các tổ chức kinh tế....phục vụ nghiên cứu lịch sử, khoa học và hoạt động thực tiễn” và “Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt thời gian, xuất xứ, chế độ xã hội, nơi bảo quản, kỹ thuật làm ra tài liệu đó”. Rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước trước tiên phải là tổ chức kinh tế, do Nhà nước thành lập, tổ chức quản lý và là chủ sở hữu, hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở pháp luật Việt Nam. Tài liệu của các doanh nghiệp nhà nước là tài liệu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên thuộc thành phần Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam cần được tổ chức quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất vì lợi ích quốc gia.