Thành phần, nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động củacác TCT

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý công tác lưu trữ của các Tổng Công ty 91 (Trang 42 - 56)

2 Sắp xếp lại các TCT nhà nước Thời báo Kinh tế Việt Nam Số 69 ngày 10-6 00.

2.1.1.Thành phần, nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động củacác TCT

2.1. Thành phần, nội dung và ý nghĩa tài liệu hình thành trong hoạt động của các TCT 91 của các TCT 91

2.1.1. Thành phần, nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của các TCT 91 TCT 91

Những năm gần đây, quy mô về tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của các TCT 91 được mở rộng đáng kể. Trong tương lai, các TCT 91 đều mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo hướng đa ngành đa lĩnh vực. Ví dụ: TCT Than Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng nhà máy điện và kinh doanh trong lĩnh vực điện năng; TCy Điện lực Việt Nam đang tham gia kinh doanh vào lĩnh vực bưu chính viễn thông .... Điều tất yếu xảy ra là số lượng văn bản hình thành trong quá trình hoạt động của các TCT này cũng tăng lên. Dưới đây là số lượng văn bản hình thành trong năm 2004 tại một số TCT 91 thông qua sổ đăng ký công văn đi - đến.

Số TT Tên TCT Số lượng văn bản đi

Số lượng văn bản đến

1 TCT Dầu khí VN 13.575 37.250 2 TCT Điện lực VN 12.358 19.869 3 TCT Bưu chính – Viễn thông VN 16.176 48.765 4 TCT Xi măng VN 2.191 6.977 5 TCT Dệt may VN 2.400 2.640 6 TCT Hàng không VN 1.478 1.943 7 TCT Cà phê VN 2.012 4.936 8 TCT Hoá chất VN 1.564 3.258

9 TCT Thuốc lá VN 1.784 3.067 10 TCT Đường sắt Việt Nam 5.820 5.669

Qua bảng số liệu trên, ta thấy số lượng văn bản đi và đến của các TCT 91 là tương đối lớn, tương đương với số lượng văn bản đi đến của các Bộ. cá biệt, có TCT Bưu chính - Viễn thông Việt Nam và TCT Dầu khí Việt Nam có số lượng văn bản đi - đến tương đương với Văn phòng Chính phủ.

- Về loại hình

Loại hình tài liệu của các TCT 91 đa dạng hơn so loại hình văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó chủ yếu là tài liệu hành chính. Từ vị trí là những doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành kinh tế then chốt, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân nên hầu hết các dự án lớn, các công trình trọng điểm quốc gia đều do các TCT 91 thực hiện. Chính vì thế, song song với tài liệu hành chính là khối lượng tài liệu khoa học kỹ thuật đã được hình thành trong các TCT cũng rất lớn. Đó là các tài liệu thiết kế xây dựng các giàn khoan, nhà máy lọc dầu, nhà máy điện các loại; nhà máy sản xuất xi măng, sản xuất thép...; các công trình đường dây, trạm biến áp, công trình thông tin cáp sợi quang....; các bản đồ đo đạc, tài liệu khảo sát, thăm dó thềm lục địa, tìm kiếm khoáng sản; các công trình nghiên cứu khoa học....Giá trị của khối tài liệu khoa học kỹ thuật này, đặc biệt là giá trị kinh tế là vô cùng to lớn không chỉ đối với doanh nghiệp mà đối với quốc gia. Bên cạnh đó là tài liệu ảnh, tài liệu ghi trên băng, đĩa cũng chiếm số lượng tương đối trong thành phần tài liệu của các TCT 91. Hiện nay, xu thế giao dịch điện tử đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Đi kèm theo đó là tài liệu điện tử được hình thành ngày một nhiều. ở Việt Nam, đi đầu trong lĩnh vực này không ai khác chính là các TCT 91. Nếu không kể đến loại hình tài liệu điện tử của các TCT 91 thì sẽ không thể có những kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức quản lý nhà nước loại hình tài liệu này trong tương lai không xa.

- Về Xuất xứ

Như trên đã phân tích, xuất phát từ các mối quan hệ nội bộ TCT cũng như các mối quan hệ với Chính phủ, với các cơ quan quản lý nhà nước, với chính quyền địa phương và với các đối tác trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã hình thành nên hệ thống văn bản phản ánh đầy đủ các mặt hoạt động của TCT 91. Tùy thuộc từng mối quan hệ nên số lượng văn bản hình thành cũng khác nhau. Ví dụ: năm 2004, TCT Xi măng Việt Nam nhận được 6977 văn bản, trong đó đến từ:

- Chính phủ và Văn phòng Chính phủ: 82 văn bản - Các Bộ (Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT,

Bộ LĐTB&XH, Bộ Nội Vụ.... 488 văn bản - UBND, các cơ quan khác 102 văn bản - Số còn lại là của các đơn vị thành viên gửi cho TCT.

Văn bản đến từ Quốc hộ, Chính phủ, các bộ ngành

Đầu tiên phải nói đến nguồn văn bản được gửi đến từ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước là các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật. Trong nguồn văn bản đến này có thể chia làm hai loại. Loại thứ nhất là những văn bản quy phạm pháp luật mang tính điều chỉnh các hoạt động của chung tất cả các doanh nghiệp. Ví dụ như Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật kế toán, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật Thương mại, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Pháp lệnh Bảo vệ quyền người tiêu dùng..., các Nghị định, thông tư hướng dẫn các mặt hoạt động chung của các doanh nghiệp. Thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng thành các quy định pháp lý có giá trị bắt buộc chung đối với các doanh nghiệp. Đồng thời tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp nói chung, các TCT nói riêng hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nghị quyết

Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra. Trong nhóm văn bản này, các Nghị định, Quyết định về thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT; các Quyết định về bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT, uỷ viên HĐQT; các Quyết định bổ nhiệm, cách chức TGĐ và về lương của các cán bộ chủ chốt của TCT .... có giá trị đặc biệt quan trọng.

Loại thứ hai là những văn bản mang tính chỉ đạo trực tiếp về tài chính, về dầu tư, về lao động xã hội, về ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể của từng TCT được gửi cho TCT. Ví dụ: Bộ LĐTB&XH gửi đến các TCT Thông tư hướng dẫn về việc cấp sổ lao động nghỉ chờ việc trước ngày 01/01/1995 theo Nghị Định 01/2005/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ; công văn số 236/TH ngày 12/01/2004 của Bộ KH&ĐT về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 29/2003/CT-TTg ngày 23/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh quản lý đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước. Cụ thể, Bộ Xây dựng với chức năng quản lý nhà nước về xi măng ban hành và gửi đến TCT Xi măng Việt Nam các văn bản về các tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn công nghệ, các định mức kinh tế – kỹ thuật về xi măng và nguyên liệu xi măng. Ngoài ra, TCT xi măng còn nhận được văn bản từ các Bộ như Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường. Bộ Thương mại....yêu cầu thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất xi măng; yêu cầu thực hiện các quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường, về thủ tục giao dịch thương mại, về xuất, nhập khẩu....

Văn bản do chính TCT ban hành

Theo luật định, TCT 91 không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ được ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm cá biệt và công văn hành chính thông thường. Đó là nghị quyết, quyết định, chỉ thị, tờ trình, báo cáo, thông báo, công văn....

+ Thẩm quyền ban hành văn bản của HĐQT TCT 91 được quy định tại Luật doanh nghiệp nhà nước, trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT, trong các Quy chế hoạt động nội bộ của TCT. Theo đó, HĐQT của TCT 91 được ban hành nghị

quyết, quyết định những vấn đề cơ bản của TCT trên cơ sở các biên bản được ghi lại sau mỗi cuộc họp bàn bạc, biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản theo trình tự và thủ tục luật định. Nội dung của các nghị quyết, quyết định do HĐQT ban hành thể hiện chiến lược, mục tiêu, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm, ngành nghề kinh doanh của TCT và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của mình. Ví dụ:

- Nghị quyết số 176/HĐQT ngày 10/02.2004 của HĐQT TCT Xi măng Việt Nam về thị trường và dự án Xi măng Hà Tiên 3.

- Nghị quyết cuộc họp về tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật và định mức trong xây dựng cơ bản năm 1997 của TCT Điện lực Việt Nam.

- Nghị quyết 1069/HĐQT ngày 25/6/2004 của HĐQT TCT Xi măng Việt Nam về chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ công tác chủ yếu 6 tháng cuối năm 2004.

- Quyết định số 81/QĐ-HĐQT ngày 23/5/1997 của HĐQT về việc ban hành quy chế hoạt động của HĐQT TCT Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

- Quyết định số 58/QĐ-HĐQT ngày 17/4/1997 của HĐQT về việc ban hành Quy chế tài chính của TCT Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

- Quyết định 195/QĐ-ĐSVN ngày 09/3/2004 của HĐQT TCT Đường sát Việt Nam thành lập Hội đồng thẩm định tổng dự toán Dự án đóng mới toa xe năm 2005 bằng vốn vay ưu đãi của Quỹ hỗ trợ phát triển

HĐQT có thẩm quyền ký các Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu các dự án lớn theo phân cấp quản lý giữa HĐQT và Ban giám đốc TCT. Ví dụ:

- Quyết định 1389/HĐQT ngày 19/8/2004 của HĐQT TCT Xi măng Việt Nam về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án dây chuyền 2 nhà máy xi măng Bút Sơn.

- Quyết định 543/HĐQT ngày 06/4/2004 của HĐQT TCT Xi măng Việt Nam về việc phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu cung cấp thiết bị, vật tư và các dịch vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kỹ thuật thuộc dự án Xí nghiệp sản xuất vỏ bao thuộc Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng.

Ngoài ra, trong hoạt động của mình HĐQT còn ban hành nhiều Quyết định nhằm quyết định về các vấn đề như về vốn, vay vốn, tài sản và các mặt hoạt động quan trong của các đơn vị thành viên. Ví dụ:

- Quyết định 161/HĐQT ngày 08/02/2004 của HĐQT TCT Xi măng Việt Nam về việc cho Công ty Xi măng Hoàng Mai vay vốn.

- Quyế định 241/HĐQT ngày 17/02/2004 của HĐQT TCT Xi măng Việt Nam về tỷ lệ góp vốn tại Liên doanh Xi măng Chinfon.

- Quyết định 262/HĐQT ngày 20/02/2004 của HĐQT TCT Xi măng Việt Nam về khung giá bán xi măng PCB 40 của Công ty xi măng Hà Tiên 1.

- Quyết định 1889/HĐQT ngày 18/11/2004 của HĐQT TCT Xi măng Việt Nam về việc cử cán bộ trực tiếp quản lý phàn vốn nhà nước của TCT Xi măng Việt Nam tại công ty liên doanh xi măng Nghi Sơn.

Vào các thời điểm đặc biệt, HĐQT của các TCT 91 có thể ban hành Chỉ thị nhằm kêu gọi, động viên tinh thần lao động của cán bộ công nhân toàn TCT thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra hoặc để xử lý các tình huống bất thường. Tuy nhiên, loại hình văn bản này rất ít được sử dụng. Ví dụ:

- Chỉ thị 01/CT-ĐSVN ngày 04/01/2005 của HĐQT TCT Đường sắt Việt Nam về việc triển khai nhiệm vụ sản suất kinh doanh năm 2005 thực hiện thắng lợi mục tiêu “Đổi mới, an toàn và phát triển bền vững”

- Chỉ thị 803/ĐSVN ngày 18/4/2005 của HĐQT TCT Đường sắt Việt Nam về việc phân tích, kiểm điểm trách nhiện vụ tai nạn tàu khách E1 (hành trình 30 giờ) ngày 12/3/2005.

Bên cạnh đó, HĐQT các TCT 91 còn ban hành nhiều công văn hành chính để chỉ đạo, hướng dẫn trao đổi với Ban giám đốc, với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch được giao hoặc yêu cầu báo cáo các mặt hoạt động của đơn vị. Ví dụ:

- Công văn 434/HĐQT ngày 18/3/2004 của HĐQT TCT Xi măng Việt Nam yêu cầu báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2003 của các đơn vị liên doanh và công ty cổ phần.

- Công văn 1507/HĐQT ngày 13/9/2004 của HĐQT TCT Xi măng Việt Nam về việc thông qua báo cáo tài chính năm 2003

Tóm lại, là cơ quan quản lý cao nhất trong tổ chức bộ máy của các TCT 91 nên HĐQT có thẩm quyền ban hành nhiều loại hình văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra các hoạt động quan trọng của TCT và của các đơn vị thành viên. Cho nên, đây là khối tài liệu có giá trị cao nhất, được quan tâm trước tiên khi nghiên cứu tài liệu của các TCT 91.

+ Ban giám đốc TCT 91 có quyền ban hành các quyết định áp dụng quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT, các quyết định về các dự án đầu tư, về kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc thẩm quyền của mình hoặc được HĐQT uỷ quyền. Ví dụ:

- Quyết định 18/QĐ-ĐSVN ngày 07/01/2005 của TGT TCT Đường sắt Việt Nam về việc giao chỉ tiêu lao động năm 2005

- Quyết định 100/QĐ-EVN-QLXD-KTDT của TGĐ TCT Điện lực Việt Nam về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán đường 2 cầu Na Hang- thuỷ điện Tuyên Quang.

- Quyết định 810/ĐTXD ngày 24/5/2004 của TGT TCT Xi măng Việt Nam phê duyệt thiết kế sửa đổi móng cọc khoan nhồi hạng mục công trình 641, 754, 291 thuộc dự án nhà máy xi măng Hải Phòng (mới).

- Quyết định 02/QĐ-ĐSVN ngày 04/01/2005 của TGT TCT Đường sắt Việt Nam phê duyệt hồ sơ mời thầu dự án “Cải tạo hê thống cung cấp diện xưởng sửa chữa Đầu máy Đà Nẵng”.

Trong hoạt động tổ chức quản lý nội bộ TCT, Tổng Giám đốc ký quyết định để ban hành các nội quy, quy chế, thành lập, giải thể, sát nhập các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của TCT hoặc các tổ công tác. Ví dụ:

- Quyết định 164 EVN/VP ngày 04/02/1999 của TGĐ TCT Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy chế làm việc tại cơ quan TCT

- Quyết định 2070/ EVN-TCCT&ĐT ngày 10/7/2002 của TGĐ TCT Điện lực Việt Nam về việc thành lập tổ công tác biên soạn hồ sơ mời thầu mẫu.

- Quyết định 44/QĐ-ĐSVN ngày 13/01/2005 của TGT TCT Đường sắt Việt Nam thành lập đoàn kiểm tra an toàn chạy tài phục vụ vận tải tết ất Dậu năm 2005.

Các quyết định về nhân sự như quyết định bổ nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của các đơn vị thành viên; quyết định lên lương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ; quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài; quyết định nghỉ chế độ, chi trả trợ cấp thôi việc... có số lượng tương đối nhiều trong thành phần tài liệu của các TCT 91. Giải thích cho nguyên nhân này là do Tổng giám đốc TCT 91 có quyền quyết định vấn đề nhân sự không chỉ trong cơ quan TCT, mà còn có quyền quyết định vấn đề này sau khi được HĐQT phê duyệt đối với các chức danh được quy định tại khoản 6 Điều 41 của Luật Doanh nghiệp nhà nước của tất cả các đơn vị thành viên. Những quyết định này cùng với các loại văn bản có liên quan khác hình thành nên khối hồ sơ về nhân sự. Khối tài liệu này có giá trị rất lớn trong việc nghiên cứu để xây dựng các kế hoach quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm phát triển nguồn nhân lực của TCT phục vụ hoạt động quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, lâu dài

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý công tác lưu trữ của các Tổng Công ty 91 (Trang 42 - 56)