Quan hệ với Chính phủ vàcác cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý công tác lưu trữ của các Tổng Công ty 91 (Trang 33 - 37)

2 Sắp xếp lại các TCT nhà nước Thời báo Kinh tế Việt Nam Số 69 ngày 10-6 00.

1.3.1.Quan hệ với Chính phủ vàcác cơ quan quản lý nhà nước

- Mối quan hệ với Chính phủ

Như trên đã phân tích, các TCT 91 là do Nhà nước quyết định đầu tư toàn bộ vốn điều lệ, tổ chức thành lập và quản lý nên chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Nhà nước, là chủ sơ hữu các TCT 91. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với TCT 91 theo quy định của pháp luật. Quyền của chủ sở hữu tài sản nhà nước đối với các TCT 91 được quy định tại Điều 64 Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 như sau:

- Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu TCT; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý; tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ lương, thưởng của Chủ tịch HĐQT, thành viên của HĐQT, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng của TCT 91; phê duyệt nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT;

- Quyết định mục tiêu, chiến lược và định hướng kế hoạch phát triển TCT; quyết định các dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của TCT....;

- Quyết định mức vốn đầu tư ban đầu, mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ; quyết định các dự án vay, cho vay có giá trị lớn vượt mức quy định thẩm quyền của HĐQT; quy định chế độ tài chính của TCT;

Ngược lại, các TCT 91 phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ có liên quan đến TCT. Cụ thể là thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển TCT trong tổng thể quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lãnh thổ của Nhà nước; chấp hành các quy định về thành lập, tách, nhập, giải thể, các chính sách về tổ chức, cán bộ, chế độ tài chính, tín dụng, thuế, các chế độ về kế toán, thống kê. Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, đề xuất, kiến nghị các giải pháp, cơ chế, chính sách để Chính phủ có những điều chỉnh và biện pháp chỉ đạo kịp thời là hình thức để đảm bảo mối liên hệ giữa chính phủ và các TCT 91 được thông suốt .

-Mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với các TCT 91; quy định việc phân công, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với TCT. Đó là các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là các Bộ) trực tiếp quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật. Là các cơ quan được Chính phủ uỷ quyền, các Bộ thực hiện quản lý nhà nước đối với TCT 91 theo chức năng và lĩnh vực được phân công. Ví dụ như trong mối quan hệ với Bộ Tài chính – là cơ quan được Chính phủ giao thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu, chi phối các TCT 91 về việc:

- Xác định vốn, tài nguyên và các nguốn lực khác Nhà nước giao cho TCT 91 quản lý, sử dụng;

- Kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực khác được giao trong quá trình hoạt động thông qua các bản quyết toán hàng năm của TCT 91;

- Duyệt quyết toán năm của các TCT 91;

- Ban hành Quy chế Tài chính mẫu áp dụng cho TCT và phê duyệt Quy chế Tài chính cụ thể của từng TCT;

Ngược lại các TCT 91 phải tuân thủ các chế độ tài chính, kế toán, thuế, tổ chức bộ máy hạch toán, kế toán; thực hiện chế độ kiểm toán tài chính và kiểm toán nội bộ TCT; thực hiện chế độ báo cáo và trình quyết toán hàng năm cho Bộ Tài chính....

Đối với các Bộ trực tiếp quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật, các TCT 91 chịu sự chi phối của các Bộ này về các tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn công nghệ; các định mức cấp ngành kinh tê - kỹ thuật; chịu sự kiểm tra, giám sát về việc thực hiện các tiêu chuẩn và định mức trên. Đồng thời các Bộ còn xây dựng và ban hành quy hoạch, đinh hướng phát triển ngành kinh tế – kỹ thuật, trực tiếp kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đó của các TCT. Các TCT 91 chịu trách nhiệm thực hiện các quy định trên và được quyền kiến nghị với các cơ quan này về các nội dung có liên quan. Ví dụ: Chính phủ uỷ quyền cho Bộ Xây dựng trực tiếp quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật đối với TCT Xi măng Việt Nam; Bộ Công nghiệp trực tiếp quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật đối với TCT Điện lực Việt Nam; tương tự Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - TCT Cà phê Việt Nam, TCT Cao su Việt Nam ...

Tóm lại, ngoài vai trò là chủ sở hữu nhà nước đối với tài sản của các TCT 91, Chính phủ và các Bộ thực hiện quản lý nhà nước đối với TCT 91 thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về mọi mặt hoạt động như về chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy quản lý; chiến lược phát triển; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tiêu chuẩn sản phẩm, định mức kinh tế - kỹ thuật; thanh kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước nói chung, của TCT 91 nói riêng. Qua phân tích trên, chúng ta thấy mối quan hệ giữa Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước là mối quan hệ chỉ đạo, là quan hệ cấp trên – cấp dưới. Còn các TCT 91 phải có trách nhiệm thực hiện những chỉ đạo đó và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực thuộc chức năng đã được pháp luật quy định cho các cơ quan đó.

Do đơn vị thành viên của các TCT 91 có nhiều loại khác nhau, địa vị pháp lý của chúng khác nhau quy định tính độc lập của mỗi loại thành viên khác nhâu nên mức độ quan hệ giữa chúng với TCT cũng không giống nhau. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003:

a. Đối với doanh nghiệp là thành viên hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ trong kinh doanh theo quy định của pháp luật và Điều lệ đã được HĐQT TCT phê duyệt thì chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ với TCT như sau: quản lý và chủ động sử dụng vốn của mình và vốn do TCT đầu tư; có quyền tự chủ về tài chính cho nên phải chịu trách nhiệm dân sự bằng toàn bộ tài sản của công ty; chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực khác do TCT đầu tư. Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của TCT, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của TCT giao trên cơ sở hợp đồng kinh tế; được tự chủ ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế do TCT giao; quyết định các dự án đầu tư theo phân cấp của TCT... Đơn vị thành viên hạch toán độc lập chịu sự kiểm tra, giám sát của TCT, phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đầy đủ, chính xác các thông tin về công ty và gửi báo cáo tài chính của công ty về TCT.

Như vậy, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập nhưng tính độc lập của các công ty này cũng chỉ là tương đối và chịu sự ràng buộc với TCT. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tuân theo sự chỉ đạo và chiến lược phát triển chung của toàn TCT.

b. Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của TCT 91 không có tư cách pháp nhân, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được TCT phê chuẩn. Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc có quyền tự chủ thực hiện các hoạt động kinh doanh và được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế theo sự phân cấp của TCT. Do hạch toán phụ thuộc nên TCT 91 chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh đã được cam kết với các đơn vị thành viên này.

c. Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo Quy chế do HĐQT TCT phê duyệt và thực hiện chế độ phân cấp hạch toán do TCT quy định. Đơn vị sự nghiệp được quyền tạo nguồn thu từ việc thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ, nghiên cứu khoa học và đào tạo, chuyển giao công nghệ với các đơn vị trong và ngoài TCT.

d. Đối với các công ty TNHH một thành viên do TCT đầu tư toàn bộ vốn điều lệ thì TCT là chủ sở hữu và thực hiện quyền, nghĩa vụ của hủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là TCT có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến công ty TNHH một thành viên từ việc đầu tư vốn điều lệ; phê duyệt chiến lược phát triển; kế hoạch sản suất kinh doanh; tổ chức bộ máy quản lý; quy định chế độ tài chính – kế toán theo pháp luật hiện hành về tài chính kế toán đến việc giải thể, tổ chức sáp xếp lại. TCT 91 “chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. [16, 43]

e. TCT 91 thực hiện quyền chi phối và nghĩa vụ của cổ đông có vốn góp chi phối tại công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành thông qua người đại diện của mình do TCT cử, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Người đại diện vốn góp chi phối của TCT có trách nhiệm xin ý kiến về những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị chi phối trước khi biểu quyết và báo cáo tình hình hoạt động của công ty cổ phần đó cho TCT. TCT 91 được hưởng lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp của mình ở doanh nghiệp bị chi phối.

Tóm lại, mối quan hệ của giữa TCT 91 với các đơn vị thành viên là mối quan hệ phụ thuộc giữa cấp trên với cấp dưới, trong đó TCT 91 giữ vai trò chỉ đạo, quyết định đối với các đơn vị thành viên. Mọi quyết định của TCT mang tính bắt buộc thi hành đối với các đơn vị thành viên. Ngược lại các đơn vị thành viên có trách nhiệm tuân thủ các quyết định đó, xin ý kiến chỉ đạo theo sự phân cấp, uỷ quyền và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của TCT 91.

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý công tác lưu trữ của các Tổng Công ty 91 (Trang 33 - 37)