2 Sắp xếp lại các TCT nhà nước Thời báo Kinh tế Việt Nam Số 69 ngày 10-6 00.
1.2.5. Các đơn vị thành viên của TCT
Điều 49 Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 quy định các TCT 91 có các đơn vị thành viên sau đây
“1. Các đơn vị do TCT đầu tư toàn bộ vốn điều lệ: a) Công ty thành viên hạch toán độc lập;
b) Đơn vị hạch toán phụ thuộc; c) Đơn vị sự nghiệp;
d) Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được chuyển đổi từ loại đơn vị thành viên quy định tài điểm a và điểm c khoản 1 Điều này hoặc thành lập mới;
e) Tuỳ theo quy mô và nhu cầu trong kinh doanh, TCT có thể có thành viên là công ty tài chính.
2. Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn góp chi phối của TCT”.
Ngoài các loại đơn vị thành viên trên, TCT 91 còn có vốn góp không chi phối trong các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong các doanh nghiệp liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài hoặc với các đối tác trong nước là các doanh nghiệp nhà nước khác.
Có thể nhìn thấy rõ cơ cấu tổ chức của các TCT 91 thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các TCT 91 HĐQT Tổng giám đốc & các Phó tổng giám đốc Đảng bộ TCT
Ban kiểm soát
Các tổ chức - Công đoàn - Thanh niên Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ Các doanh nghiệp là đơn vị thành viên
Nhìn chung, các TCT 91 đều xây dựng mô hình tổ chức của TCT mình theo Luật Doanh nghiệp năm 1995 và theo Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của TCT nhà nước ban hành theo Nghị định 39-CP ngày 27-6-1995 của Chính phủ. Lý do là vì hầu hết các TCT 91 được thành lập và hoạt động vào những năm 1995, 1996, có nghĩa sau khi đã có hai văn bản trên. Nhưng về cơ bản, những quy định về cơ cấu tổ chức của các TCT 91 giữa hai Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 và Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 không khác nhau nhiều. Có chăng chỉ là sự thay đổi về cơ cấu và số lượng các đơn vị thành viên.
Thực hiện Chỉ thị 11/2004/CT-TTg ngày 30-3-2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 (khoá IX) và tổ chức triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp nhà nước”, Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 09-8-2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý TCT nhà nước và chuyển đổi TCT nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình “Công ty mẹ – Công ty con” và theo Đề án thành lập tập đoàn kinh doanh của một số TCT 91 thì mô hình tổ chức của các TCT 91 đã và sẽ có những thay đổi sâu sắc. Cụ thể:
TCT Xi măng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 670/TTg ngày 14- 11-1994 của Thủ tướng Chính phủ, được tổ chức, hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT ty Xi măng Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 08/CP ngày 08-02-1996 của Chính phủ. Tại thời điểm phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động, TCT Xi măng Việt Nam có 14 đơn vị thành viên (trong đó có 13 đơn vị hạch toán độc lập, 1 đơn vị sự nghiệp) và 4 đơn vị liên doanh có vốn góp của TCT. Hiện tại, TCT có 24 đơn vị thành viên, trong đó có 15 đơn vị hạch toán độc lập, 2 đơn vị sự nghiệp và 7 đơn vị đã được cổ phần hoá. Ngoài ra còn có một số đơn vị liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài. Vừa qua, TCT Xi măng Việt Nam đã lập và trình Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Tập đoàn công nghiệp Xi măng Việt Nam. Trong tương lai không xa, TCT Xi măng Việt Nam sẽ là 1 trong 5 tập đoàn kinh doanh được thí điểm hình thành và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty
con. Chắc chắn trong cơ cấu tổ chức của TCT, cả bộ máy quản lý và hệ thống các đơn vị thành viên sẽ có nhiều thay đổi.
Theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của TCT Bưu chính Viễn thông được phê duyệt tại Nghị định số 51-CP ngày 01/8/1995 của Chính phủ, TCT có 88 đơn vị thành viên (trong đó có 17 đơn vị hạch toán độc lập, 59 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 12 đơn vị sự nghiệp) và 6 đơn vị liên doanh có vốn góp của TCT. Sau một thời gian hoạt động, TCT mở rộng quy mô về số lượng đơn vị thành viên và là TCT có số đơn vị thành viên lớn nhất. Hiện tại, số đơn vị thành viên của TCT Bưu chính Viễn thông là 134, trong đó các chỉ số tương đương như trên là: 12: 87:10 và 25 đơn vị đã cổ phần hoá. Ngày 23/3/2005 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Theo đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại TCT Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các đơn vị thành viên. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam bao gồm “Công ty mẹ” – là công ty nhà nước có chức năng đầu tư tài chính cho các “Công ty con” là các TCT Bưu chính Việt Nam, TCT Viễn thông I, II, III và các loại công ty khác theo như mô hình TCT nhà nước được quy định trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Quan hệ kinh tế giữa Công ty mẹ và các Công ty con và giữa các đơn vị thành viên với nhau thông qua hợp đồng. Tuy nhiên, Công ty mẹ vẫn giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn vốn, nghiệp vụ, công nghệ, thương hiệu, thị trường. Bộ máy quản lý của Tập đoàn vẫn bao gồm HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Nếu xét về tổng quát thì bộ máy quản lý của Tập đoàn không có gì thay đổi so với mô hình TCT cũ nhưng HĐQT mới có sự thay đổi về thành phần. HĐQT Tập đoàn ngoài Chủ tịch Tập đoàn, Tổng giám đốc Tập đoàn, Trưởng ban kiểm soát Tập đoàn, một số chuyên gia còn có các Tổng giám đốc của TCT Bưu chính Việt Nam và các Tổng giám đốc của các TCT Viễn thông I, II, III.
Như vậy, với việc hình thành các Tập đoàn kinh doanh hoạt động theo mô hình “Công ty mẹ – Công ty con” thì không những quy mô, cơ cấu tổ chức của các
TCT 91 sẽ có sự thay đổi mà mối liên hệ giữa TCT với các đơn vị thành viên cũng thay đổi theo. Khi đó, quyền tự chủ, chủ động của các Công ty con sẽ được nâng cao hơn. Từ đó dẫn đến việc thay đổi thành phần và nội dung trong hệ thống văn bản của các TCT 91 và có liên quan đến cách thức quản lý của Nhà nước đối với hệ thống văn bản này trong tương lai. Điều này sẽ được phân tích ở chương III.