- Bố trí biên chế cán bộ lưu trữ
3.1.1. Nâng cao nhận thức về giá trị của TLLT và về công tác lưu trữ của các TCT
Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn đến công tác lưu trữ của các TCT 91 hiện nay là còn nhiều yếu kém, chưa được tổ chức tương xứng với quy mô và vị trí, vai trò của các TCT 91 trong nền kinh tế đất nước nói riêng và trong đời sống xã hội Việt Nam nói chung. Để khắc phục những yếu kém trên và để quản lý tốt khối TLLT của các TCT 91 nhằm sử dụng lâu dài cho nhiều mục đích khác nhau của đời sống, cần nghiên cứu để đưa ra những giải pháp và các điều kiện để vận dụng những giải pháp đó vào thực tiễn.
3.1. Một số giải pháp hoàn thiện công tác lưu trữ của các TCT 91
3.1.1. Nâng cao nhận thức về giá trị của TLLT và về công tác lưu trữ của các TCT 91 các TCT 91
Công tác lưu trữ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ những ngày đầu đất nước được độc lập. Trong Thông đạt số 1-C/VP ngày 03/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà về việc giữ gìn và cấm tiêu huỷ công văn và hồ sơ cũ, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định những công văn, hồ sơ cũ là “những tài liệu có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia”, “phải gửi về những sở lưu trữ công văn thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để tàng trữ”. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước những đợt ném bom ác liệt bằng máy bay của Mỹ ra miền Bắc, TLLT được đưa về bảo quản an toàn trong An toàn khu. Tiếp sau đó là những văn bản như Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định và nhiều công văn quy định về công tác lưu trữ được ban hành. Điều đó chứng tỏ, Đảng và Nhà nước rất coi trọng TLLT và mong muốn phát triển ngành lưu trữ song song với các ngành, lĩnh vực khác của đất nước. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là công tác lưu trữ so với các ngành, lĩnh vực hoạt động khác của xã hội chưa được đầu tư đúng mức. Những khoản kinh phí hạn hẹp dành cho công tác lưu trữ từ Trung ương đến các cơ sở làm cho công tác lưu trữ vốn đã yếu lại còn yếu hơn so
với sự phát triển về mọi mặt cuả đất nước. Cho nên, công tác lưu trữ của Việt Nam trong khoảng thời gian dài chưa thực sự có được chỗ đứng vững chắc trong đời sống xã hội. Công tác lưu trữ cùng những cán bộ công tác trong ngành cứ thầm lặng thực hiện nhiệm vụ của mình như những người ở “mặt trận phía sau”. Giá trị nhiều mặt của TLLT cũng chỉ được các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, những người trong ngành và những nhà nghiên cứu lịch sử biết đến qua nghiên cứu lý thuyết. Việc đưa TLLT đi vào cuộc sống để phát huy những giá trị vốn có của chúng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước chưa có được nhiều thành tựu như mong muốn.
Cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, công tác lưu trữ Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Không chỉ về măt xây dựng cơ sở pháp lý mà về mặt đầu tư kinh phí để xây dựng trụ sở, kho tàng, sắm sửa trang thiết bị cũng đã được ưu tiên cho phát triển. Ngược lại, những đóng góp của công tác lưu trữ, cụ thể là TLLT được khai thác sử dụng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của đời sống, góp phần vào thành công trong sự nghiệp phát triển đất nước trong thời gian qua. Công tác lưu trữ đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình đối với xã hội. Thông qua đó, nhận thức của xã hội về giá trị của TLLT, về công tác lưu trữ đã được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, nhận thức trên chưa được phổ biến, thống nhất mà vẫn còn trong giới hạn nhất định. Thể hiện qua việc chỉ quan tâm phát triển đến công tác lưu trữ của các cơ quan Đảng và của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong khi đó, công tác lưu trữ của các doanh nghiệp, trong đó có các TCT 91 những năm qua chưa thực sự được quan tâm từ phía các cơ quan nhà nước đến chính các doanh nghiệp. Chỉ khi có được nhận thức đúng đắn thì mới có hành động thiết thực để đưa công tác lưu trữ của các TCT 91 đi vào quỹ đạo phát triển chung của ngành lưu trữ của đất nước. Có như thế, TLLT của các TCT 91 mới có thể được khai thác để sử dụng hết những giá trị về nhiều mặt mà hiện nay vẫn còn ở dạng tiềm tàng.