Giọng điệu lạnh lùng

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 127 - 173)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Giọng điệu lạnh lùng

Giọng văn Nguyễn Huy Thiệp chứa đựng cảm xúc trữ tình nhưng sắc lạnh, dửng dưng. Điều này tạo nên dấu ấn riêng trong phong cách ngôn ngữ của tác giả. Đọc văn Nguyễn Huy Thiệp, đôi khi, người đọc cảm thấy một sự khô khan, cứng nhắc, một giọng văn lạnh lùng, tàn nhẫn nhưng ẩn đằng sau đó là một lòng nhân ái, bao dung với con người của nhà văn.

Giọng văn của Nguyễn Huy Thiệp mang tính chất trung tính, ít có những đánh giá trực tiếp, không có lời trữ tình ngoại đề, chủ yếu là lời văn nhấn mạnh sự việc. Tác giả sử dụng chủ yếu là các phương tiện ngôn ngữ trung trung hòa về sắc thái biểu cảm. Một đặc điểm nổi bật của lời văn Nguyễn Huy Thiệp là chỉ có những sự kiện liên tiếp xảy ra, thành phần chính trong cấu trúc lời văn chỉ là thông báo sự việc mà không có những yếu tố liên kết, đánh giá hay tình thái:

(Ví dụ 117) Quyên qua cửa soát vé, nhìn quanh. Nhận ra tôi ngay. Quyên bảo “Tôi là Quyên. Có phải cô Lưu dặn anh ra đón tôi không?” Tôi bảo: “Vâng”. Quyên cười: “Cám ơn anh. Anh là thế nào với cô Lưu? Anh tên gì?” Tôi bảo: “Tôi là Nhâm, con ông Hùng” Quyên hỏi: “Thế anh có họ hàng gì với tôi không?” Tôi bảo “Không”. Quyên bảo: “Tốt”. [Thương nhớ đồng quê, tr.187]

(Vd 118) Cha tôi bảo: Nghỉ rồi, cha làm gì? Tôi bảo: Viết hồi ký. Cha tôi bảo: Không. Vợ tôi bảo: Cha nuôi vẹt xem? Cha tôi bảo: Kiếm tiền à? Cha tôi bảo: Để xem đã”. [Tướng về hưu, tr. 20]

Bằng kỹ thuật trình bày sự việc như trên, tác giả đã “bóp nghẹt đối thoại” và ẩn dưới vỏ ngôn từ và hình thức liệt kê sự việc đó là cả một vấn đề có tính xã hội. Tình cảm tốt đẹp giữa con người dường như thay thế cho đó là những sự việc. Qua đó, tác giả nhằm nhấn mạnh mặt trái của lối sống quá thực dụng của những con người hiện đại. Họ sống với nhau, trò chuyện với nhau, đối xử với nhau dửng dưng vô tình và luôn luôn có một khoảng cách.

3.5. Tiểu kết

Nguyễn Huy Thiệp, một nhà văn có phong cách độc đáo trong các nhà văn hiện đại Việt Nam. Truyện của ông lôi cuốn người đọc không chỉ bởi những tầng ý nghĩa nhân văn,… nghệ thuật kể chuyện mà hơn hết là ở tầng nghĩa ẩn chứa đằng sau câu chữ. Người đọc bị cuốn vào câu chuyện bởi giọng kể đa thanh, bởi những đoạn đối thoại của các nhân vật, bởi sự đan xen những đoạn miêu tả, trữ tình rất gợi, … nhưng đặc biệt là qua cách nói chứa hàm ngôn ít lời nhiều ý trong lời kể, trong lời thoại của các nhân vật và ngay cả tiêu đề văn bản. Bằng cách diễn đạt hàm ngôn, cấu trúc câu chữ có thể tạo ra những cách hiểu khác nhau. Ẩn đằng sau những câu nói hiển ngôn đó là những câu nói hàm ngôn nhằm mục đích mỉa mai, chê bai, hạ bệ đối tượng, hay là một lời khuyên, một lời phản đối, một lời trách móc nhưng cũng có khi là một lời sám hối, thể hiện sự ăn năn hối hận của nhân vật. Nhưng hơn hết, việc sử dụng hàm ngôn trong tác phẩm, có tác dụng rất lớn giúp nhà văn thể hiện được chiều sâu tư tưởng và những vấn đề tế nhị hay nhức nhối trong xã hội một cách ấn tượng nhất; đồng thời tạo nên dấu ấn riêng của tác giả.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, hàm ngôn là vấn đề quan trọng của dụng học. Nó không chỉ xuất hiện trong lời ăn tiếng nói hàng ngày mà cả trong văn chương nghệ thuật. Để hiểu được hàm ngôn chúng ta không chỉ phải hiểu hiển ngôn, tiền giả định mà ngoài ra còn phải dựa vào ngữ cảnh, đặc trưng tâm lý văn hóa dân tộc. Đặc biệt để hiểu được hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ngoài những yếu tố trên, người đọc phải bám vào tri thức nền của câu chuyện. Sử dụng hàm ngôn trong giao tiếp giúp cho người ta có thể nói được nhiều hơn những gì đã nói.

Thứ hai, nhìn chung truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sử dụng một số lượng hàm ngôn rất lớn được thể hiện ở mọi cấp độ từ, ngữ, câu và tổ chức văn bản. Hàm ngôn có thể được biểu hiện qua tiêu đề, qua lời kể, và qua lời thoại của nhân vật. Nhưng phải thừa nhận rằng, hàm ngôn được thể hiện qua lời thoại nhân vật là nhiều nhất (153/170, chiếm 90%). Bên cạnh đó, ngoài việc sử dụng nhiều cơ chế để tạo hàm ngôn, phổ biến như: dùng thực từ, dùng hư từ, dùng tiền giả định, sử dụng câu chất vấn, cơ chế vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất, quy tắc lập luận, quy tắc hội thoại, sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp, tác giả còn dùng những cơ chế tạo hàm ngôn khác như: dùng từ không tương thích hay sai lệch ngữ nghĩa, dùng từ đồng âm, so sánh, nói giảm nói tránh…trong đó cơ chế dùng hư từ có số lượng cao nhất (48 ngữ cảnh, chiếm 28,23%). Hơn nữa, bằng những cơ chế này, tác giả đã thể hiện được những chức năng hàm ngôn khác nhau như để: mỉa mai, khuyên, cấm đoán, phản đối, trách móc, gợi ý, nịnh bợ, chửi, hối hận, né tránh,… trong 10 nhóm hàm ngôn này thì nhóm hàm ngôn dùng để mỉa mai chiếm số lượng nhiều nhất (32 ngữ cảnh, chiếm 18,83%). Mặt khác, chính nhờ cách sử dụng hàm ngôn này, tác giả có thể chuyển tải được rất nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại, đồng thời thể hiện gián tiếp tư tưởng quan niệm của ông về văn học nghệ thuật, về con người, về cuộc sống và hơn hết đó là những lời cảnh tỉnh hết sức sâu sắc hướng con người ta tới vẻ đẹp chân - thiện - mỹ. Không những thế, hàm ngôn còn góp phần tạo nên

phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp.

Thứ ba, qua quá trình tìm hiểu phân tích hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi còn nhận ra rằng tác giả là một cây bút tài năng trong nền văn học đương đại Việt Nam. Truyện của ông có nhiều tầng ý nghĩa được nén lại trong sự trình bày kiệm lời, lạnh lùng, trần trụi, cô đúc nhưng đằng sau cái vẻ lạnh lùng, trần trụi lại ẩn chứa một lượng ý nghĩa hàm ngôn rất lớn, đây mới chính là thông điệp mà tác giả muốn hướng tới người đọc. Tác giả đã vận dụng rất thành công nguyên lý “tảng băng trôi” trong phương pháp sáng tác của mình, điều mà ông muốn chuyển tới người đọc không phải là ở phần nghĩa hiển ngôn, phần “lộ thiên” trên bề mặt câu chữ, mà là cái nằm ở bên trong, đằng sau lớp ngôn từ trực tiếp ấy. Vì vậy, đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp rất khó hiểu và hơn hết nó có những cách hiểu khác nhau vì rất đa nghĩa. Cho nên, khi đánh giá về truyện của ông, chúng ta không nên chỉ căn cứ vào nghĩa hiển ngôn. Bởi vì hầu hết ở các truyện, tác giả chỉ đóng vai trò là người đứng ngoài, người kể chuyện dửng dưng, lạnh lùng, kể lại những chuyện “mắt thấy tai nghe” mà không hề đánh giá bình luận một cách trực tiếp nhưng ẩn kín đằng sau là những điều mà tác giả muốn thể hiện. Nhờ vậy mà khi đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp ta thấy rất thực, rất đời vì văn chương của ông là văn chương về cuộc đời, phản ánh cái xấu, cái tiêu cực để khi đọc mỗi chúng ta phải tự nhìn lại mình, phải tự vấn lương tâm và hướng tới những điều tốt đẹp.

Thứ tư, hàm ngôn và hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là vấn đề rất thú vị và phức tạp. Vì vậy, việc tìm hiểu về hàm ngôn nói chung và hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng sẽ góp một phần rất lớn để từ đó có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” và giúp thành công hơn trong việc sử dụng hàm ngôn trong giao tiếp. Và bao trùm lên tất cả là hàm ngôn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp gắn liền với bút pháp nghệ thuật hiện đại. Tùy theo nội dung, tùy theo ngữ cảnh, tùy theo tri thức nền câu chuyện bám vào mà tác giả có những cách tạo hàm ngôn khác nhau. Những gì miêu tả trong luận văn là một số ít cơ chế, lại chưa được đúc kết một cách nghiêm ngặt. Do vậy, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn không thể không tránh khỏi thiếu sót.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (1996)

a. Ngữ pháp tiếng Việt (Tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội. b. Ngữ pháp tiếng Việt (Tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Nxb Giáo dục, Việt Nam.

4. Chữ Thị Bích (2002), “Một số biện pháp sử dụng ngôn ngữ biểu hiện phép lịch sự trong hành vi cho, tặng”, Ngôn ngữ, số 5, tr.52-56.

5. Dương Hữu Biên (1997), “Vài ghi nhận về logic và hàm ý”, Ngôn ngữ, số 1, tr.17-21.

6. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Tiếng Việt 11 (Hồng Dân chủ biên), Nxb Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), SGKNgữ văn 8 (tập 1) (Tái bản lần thứ nhất), Nxb Giáo dục.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007)

a. SgkNgữ văn 9 (tập 2) (Tái bản lần thứ hai), Nxb Giáo dục. b. SgkNgữ văn 12 (tập 2), Nxb Giáo dục.

10. Đỗ Hữu Châu (1985), “Các yếu tố dụng học của tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 4, tr. 14-16.

11. Đỗ Hữu Châu (1993),

a. Đại cương ngôn ngữ học (Tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội. b. Đại cương ngôn ngữ học (Tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo (1997), Tiếng Việt 12, Ban Khoa học Xã hội,

14. Nguyễn Văn Chính (2002), “Khảo sát ngữ nghĩa, ngữ dụng của hai từ “vừa”, “mới” trong tiếng Việt”, Ngữ học trẻ, tr 130-134.

15. Mai Ngọc Chừ (2000), “Nói ngược, nói mát và việc hiểu nghĩa văn bản,

Ngôn ngữ và đời sống, số 3, tr. 9-10.

16. Nguyễn Đức Dân (1984), “Ngữ nghĩa các từ hư: định hướng nghĩa của từ”,

Ngôn ngữ, số 4, tr. 37-45.

17. Nguyễn Đức Dân (1986), “Ngữ nghĩa của thành ngữ và tục ngữ, sự vận dụng”,

Ngôn ngữ, số 3. Tr.1-11.

18. Nguyễn Đức Dân (1987), Lô gich ngữ nghĩa – Cú pháp, Nxb Đại học & Trung học Chuyên nghiệp.

19. Nguyễn Đức Dân (1990), “Lô gich của hàm ý và câu trỏ quan hệ nhân quả”,

Ngôn ngữ, số 1, tr.2-8.

20. Nguyễn Đức Dân (1996), Lô gich và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Nguyễn Đức Dân (2001), Ngữ dụng học (Tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Nguyễn Đức Dân (2003),

a. Nỗi oan Thì, Mà, Là, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

b. Giáo trình nhập môn logich hình thức, Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

c. “Những nghịch lý ngữ nghĩa”, Ngôn ngữ, số 4, tr.1-13. 23. Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thị Thời (2007)

a. “Câu chất vấn (kì I)”, Ngôn ngữ, số 9, tr 1- 8. b. “Câu chất vấn (kì II)”, Ngôn ngữ, số 10, tr. 15-30.

24. Lê Dân (2001), “Tục ngữ và hàm ngôn, Ngôn ngữ và đời sống, số 5, tr. 33. 25. Nguyễn Thị Ngọc Diệp – Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thị Thu Thủy

(2010), Ngữ dụng học (Dùng cho đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí qiáo dục), Nxb Giáo dục Việt Nam. 26. Hoàng Dũng – Bùi Mạnh Hùng (2007), Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học,

27. Châu Thị Mỹ Duyên (2009), Hàm ý và vấn đề dạy hàm ý ở nhà trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Đại học KHXH & NV, TP. Hồ Chí Minh. 28. Lê Đông (1991), “Ngữ nghĩa ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: ý nghĩa đánh giá

của các hư từ”, Ngôn ngữ, số 2, tr.15-23.

29. Lê Đông (1992), “Ngữ nghĩa ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: siêu ngôn ngữ và hư từ tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 2, tr.45-51.

30. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Én (2007), “Hành vi cầu khiến qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Ngôn ngữ & Đời sống, số 4, tr. 31 – 34. 32. George Yule (2003), Dụng học (Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch),

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

33. Chu Giang – Nguyễn Văn Lưu (1997), Luận chiến văn chương, Nxb Văn học. 34. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

35. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

36. Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 37. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

38. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

39. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) Đoàn Thiện Thuật – Nguyễn Minh Thuyết (2008), Dẫn luận ngôn ngữ học (Tái bản lần thứ mười ba), Nxb Giáo dục. 40. Gillian Brown – George Yule (2002), Phân tích diễn ngôn (Trần Thuần dịch),

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

41. Nguyễn Mạnh Hà (2009), “Một nguyên tắc tự sự của Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ngắn, Ngôn ngữ & Đời sống, số 10, tr. 33 – 39.

42. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục.

44. Nguyễn Thị Ngọc Hân (2001), “Tiểu từ tình thái cuối câu nhé: hàm ý của người nói” Ngôn ngữ, số 16, tr. 6-8.

45. Vương Thị Thanh Hiền (2010), Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

46. Huỳnh Công Hiển (2000), Các yếu tố tạo ý nghĩa hàm ẩn trong phát ngôn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh. 47. Nguyễn Văn Hiệp (2006), “Về hàm ngôn quy ước (trên tư liệu tiếng Việt)”,

Ngôn ngữ, số 2, tr.1-12.

48. Nguyễn Văn Hiệp (2007), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

49. Đỗ Đức Hiểu (2000), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Thi pháp hiện đại, tr.272 – 282.

50. Nguyễn Hòa (2008), Phân tích diễn ngôn – Một số vấn đề lý luận và phương pháp,Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

51. Đỗ Việt Hùng (2011), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục Việt Nam.

52. Hoàng Thị Thanh Huyền (2010), “Hội thoại trực tiếp trong truyện “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp”, Ngôn ngữ & Đời sống, số 7, tr. 34 – 38.

53. Nguyễn Thị Mỹ Hương (2007), “Các phương thức thể hiện con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, Ngôn ngữ & Đời sống, số 4 , tr. 29 - 34.

54. Đỗ Thị Xuân Hương (2010), Ý nghĩa hàm ẩn trong ngôn ngữ quảng cáo (trên cứ liệu quảng cáo mỹ phẩm), Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

55. John Lyons (1994), Ngữ nghĩa học dẫn luận, (tái bản lần thứ hai), (Nguyễn Văn Hiệp dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

56. Nguyễn Thị Ly Kha (chủ biên) - Vũ Thị Ân (2008), Ngữ nghĩa học (dùng cho sinh viên và giáo viên ngành giáo dục tiểu học), Nxb Giáo dục.

57. Nguyễn Đăng Khánh (2008), Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

58. Đinh Trọng Lạc (1994), 99 biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 59. Đào Thanh Lan (2005), “Các biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp bằng

câu hỏi – cầu khiến”, Ngôn ngữ, số 11, tr.18 - 23.

60. Hồ Lê (1996), Quy luật ngôn ngữ - quyển 2: Tính quy luật của cơ chế ngôn giao, Nxb Khoa học Xã hội, TP Hồ Chí Minh.

61. Nguyễn Thế Lịch (1983), “Nghĩa của từ chỉ họ hàng trong lối nói có hàm ngôn, Ngôn ngữ, số 5, tr. 52 – 59.

62. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

63. Nguyễn Thị Lương (2009), Câu trong tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm. 64. Lê Xuân Mậu (2001), “Hàm ngôn và dạy hàm ngôn cho học sinh trung học

phổ thông”, Ngôn ngữ, số 8, tr.73 – 76

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 127 - 173)