Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 45 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp

Việt Nam là một đất nước có gốc nông nghiệp điển hình nên trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên thường có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa bình với thiên nhiên. Về mặt nhận thức, người Việt hình thành lối tư duy tổng hợp, xem trọng những mối quan hệ qua lại. Về tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình.

Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Có lúc người Việt quan niệm “bán anh em xa mua láng giềng gần”; nhưng mặt khác, họ lại quan niệm “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Chính vì thế, cho nên trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt đã quy định thái độ dung hợp trong giao tiếp, người Việt luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa trong cư xử. Họ thường lấy cái tình làm trọng “một trăm cái lý không bằng một tý cái tình”. Khác với người phương Tây thường nói thẳng vào đề, người Việt vì xem trọng tình cảm, cho nên trong giao tiếp, họ không muốn làm tổn hại đến thể diện và phật lòng người đối thoại nên không mấy

khi họ nói thẳng, nói trắng những điều muốn nói mà lại thường hay diễn đạt bằng lối nói vòng vo, tế nhị nhưng thâm thúy, sâu sắc. Nói điều này mà muốn người nghe hiểu điều khác.

Người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung, trong giao tiếp thường theo phương châm dĩ hòa vi quý, tránh cọ xát lẫn nhau, cố tạo ra sự hòa đồng giữa mọi người, nhún nhường và khiêm tốn đấy là một nét văn hóa trong giao tiếp của người Việt:

- Chẳng được miếng thịt miếng xôi Cũng được lời nói cho tôi vừa lòng.

- Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

Khi chính kiến hoàn toàn khác nhau nhưng người ta vẫn cố tìm những nét khả thủ trong suy nghĩ của người đối diện, tránh phủ định sạch trơn, gây mâu thuẫn căng thẳng… Để thể hiện điều đó người Việt đều dùng cách nói hàm ngôn.

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)