“Ít lời nhiều ý”

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 52)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.6.“Ít lời nhiều ý”

Ngoài năm mục đích dùng hàm ngôn trên, chúng ta cũng có thể thấy rằng hàm ngôn còn được dùng với mục đích để thể hiện một lúc được nhiều ý mà kiệm lời. Bởi vì, hàm ngôn thực chất là “ý tại ngôn ngoại”, nên từ một số lượng vỏ âm thanh ít mà chứa đựng một lượng thông tin rất lớn. Điều này tạo nên sự cô đúc, sâu sắc trong phát ngôn, giúp cho phát ngôn vừa tiết kiệm được lời, vừa thể hiện được nhiều giá trị nội dung.

Ví dụ: Lời của Chí Phèo nói với Thị Nở trong tác phẩm của Nam Cao là một ví dụ tiêu biểu về việc dùng hàm ngôn với mục đích “ít lời nhiều ý”. Sau khi ở tù về, Chí phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, và cả đời Chí chưa được ai cho cái gì, để sống được Chí Phèo chỉ biết rạch mặt ăn vạ nhưng lại được Thị Nở nấu cho một nồi cháo hành nóng hổi trong một trận ốm. Sau khi ăn bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo rất cảm động và nói với thị:

- “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”

(Nam Cao – Chí Phèo)

Đây là một câu “tỏ tình” hết sức độc đáo, thú vị, tỏ tình theo kiểu “Chí Phèo”. Chỉ với một câu nói không đầu không đuôi, không chủ ngữ, vị ngữ mà đã thể hiện được tất cả tình cảm và suy nghĩ, tâm trạng của Chí Phèo. Đặt nó vào trong

tác phẩm chúng ta có thể thấy câu nói trên của Chí Phèo thể hiện những hàm ngôn như sau:

- Chí Phèo “say” Thị Nở - Chí Phèo mang ơn Thị Nở

- Chí Phèo muốn sống với Thị Nở mãi mãi…

Và cao hơn nữa là ý đồ của tác giả Nam Cao: Chí Phèo đã thực sự thức tỉnh. Chí Phèo đã trở lại là một con người với đầy đủ ý nghĩa của nó.

Như vậy bằng lối nói hàm ngôn, có thể giúp người nói có thể nói được nhiều hơn những gì cần nói, đồng thời nó còn giúp chúng có thể giữ được thể diện của người nghe, bên cạnh đó còn không phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Có thể nói, hàm ngôn có tác dụng rất lớn và là phương tiện có hiệu quả nhất giúp giao tiếp thành công.

Đến đây, không thể không giới thiệu một cách tổng quát về truyện ngắn và truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Bởi đây, tuy là những kiến thức ngoại vi nhưng lại rất có ý nghĩa trong việc đi tìm các cơ chế hàm ngôn.

1.5.Truyện ngắn và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 1.5.1. Truyện ngắn

Theo định nghĩa của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân: “Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ” [72, tr.1846 -1847]

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê – chủ biên): “Truyện ngắn là truyện bằng văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc đời của nhân vật” [74, tr.1054]

Còn theo các sách giáo khoa chính thống hiện nay, truyện ngắn được định nghĩa là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn gọn. Bởi truyện ngắn được viết ra để đọc liền một mạch. Yếu tố quan trọng

bậc nhất trong truyện ngắn thường là những chi tiết cô đúc, có dung lượng nhỏ và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu hết sức thú vị.

Như vậy, ta có thể hiểu truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự. Nó thường là các câu chuyện được kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết.

Để thể hiện được đặc trưng hàm súc, ngắn gọn,.. không gì khác là sử dụng yếu tố hàm ngôn. Vì vậy, trong một tác phẩm văn chương nói chung, truyện ngắn nói riêng, bao giờ cũng có hai câu hỏi lớn “nó nói gì?” và “nó như thế nào?”. Trả lời cho câu cho câu hỏi thứ nhất thì tác phẩm là một thông báo về một nội dung nào đấy. Còn câu hỏi thứ hai lại lệ thuộc vào việc tổ chức ngôn từ cho văn bản truyện ngắn.

Văn chương là nghệ thuật ngôn từ. Hơn nữa, ngôn ngữ trong các tác phẩm văn chương khác với lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng tình cảm, những sự giải thích. Và điều đó lý giải tại sao nói đến ngôn ngữ văn chương là nói đến hàm ngôn và hàm ngôn đặc biệt quan trọng trong những tác phẩm có dung lượng hạn chếnhư truyện ngắn. Bởi vì, trong khuôn khổ nhất định, nó phải chứa đựng một lượng giá trị nội dung rất lớn, cũng có nghĩa là đòi hỏi người nghệ sĩ luôn có sự tìm tòi sáng tạo, tạo nên sự phong phú đa dạng cho văn chương. Hàm ngôn là nhân tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm văn chương nói chung truyện ngắn nói riêng và thể hiện tài năng sáng tạo của nhà văn. Nó làm cho tác phẩm chứa đựng những giá trị lớn lao và có chiều sâu không dễ gì nhận thấy. Trong nền văn học Việt Nam, rất nhiều nhà văn đã đạt được điều đó nhờ việc sử dụng hàm ngôn; một trong những nhà văn đó có nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

1.5.2. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, quê quán huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông vốn xuất thân là giáo viên dạy Lịch sử nhưng sau đó lại trở thành nhà văn nổi tiếng.

Thuở nhỏ, ông đã cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên ... Năm 1960, gia đình chuyển về quê, định cư ở làng Khương Hạ, Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Khoa Sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (năm 1970), ông lên dạy học tại Tây Bắc mười năm. Đến năm 1980, Nguyễn Huy Thiệp chuyển về làm việc tại công ty sách thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sau đó, làm việc tại Công ty Kỹ thuật Trắc địa Bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi về hưu. Hiện nay, ông đang cùng gia đình sống ở Hà Nội. Ngoài công việc sáng tác, Nguyễn Huy Thiệp còn thử sức trong nhiều công việc và ngành nghề khác chẳng hạn như kinh doanh.

Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp in dấu ấn khá đậm nét về nông thôn và những người lao động. Sở trường của ông là truyện ngắn, mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động.

Ngoài truyện ngắn, ông còn viết tiểu thuyết (3 tiểu thuyết) kịch (10 vở kịch), thơ (chưa xuất bản tập nào, nhưng xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của ông) và tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong nước.

Ông xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam với tập truyện ngắn đầu tay

Những ngọn gió Hua Tát, đăng trên Báo Văn nghệ năm 1986. Lúc bấy giờ, tác giả đã gây cho người đọc một sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước sự trình làng của một cây bút đã vào tuổi tứ tuần. Và khi tác phẩm thứ hai Tướng về hưu ra đời sau đó một năm (tháng 6 năm 1987), Nguyễn Huy Thiệp được biết đến như là một “hiện tượng văn học” và làn sóng dư luận trở nên xôn xao. Đặc biệt không lâu sau đó chùm truyện Kiếm sắcVàng lửaPhẩm tiết ra mắt bạn đọc (tháng 4 năm 1988) đã thực sự tạo nên bầu không khí phê bình, tranh luận hết sức sôi nổi, với nhiều ý kiến đối lập gay gắt.

Với sự cách tân mới lạ, vừa xuất hiện trên văn đàn Việt Nam, tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp vừa ra đời đã trở thành “mắt bão”, trở thành cái mà người ta thường gọi là “trường văn trận bút”. Và ông nhanh chóng trở thành hiện tượng “lạ”,

hiện tượng độc đáo – hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp. Phạm Xuân Nguyên gọi ông là hiện tượng hai lần lạ “nội dung lạ, hình thức lạ”.

Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thường có dung lượng nhỏ, ngắn gọn nhưng lại đề cập đến rất nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống hiện đại, mà vấn đề nào cũng được đẩy lên đến tột cùng, để rồi trở thành một thứ “hóa chất” gây “phản ứng” tranh luận. Với lối chuyện kể đa thanh, lời văn giễu nhại, cấu trúc tỉnh lược tới mức tối đa, giọng điệu lạnh lùng, tưng tửng,… Nguyễn Huy Thiệp đã phơi bày trần trụi tất cả những hiện thực của xã hội thời hiện đại. Các truyện ngắn của ông chứa đựng nhiều tầng sâu đa nghĩa, vì vậy nó tạo ra nhiều cách đọc, cách hiểu khác nhau và không dễ gì nắm bắt. Chính vì điều này mà người ta không ngớt tranh cãi về tác phẩm của ông, nhưng chung quy lại chỉ là ở “cách đọc”. Là một cây bút nhạy cảm, Nguyễn Huy Thiệp luôn lật ngược vấn đề, thoát ra ngoài những chuẩn mực thông thường và xác định cái giá trị nhân thế bằng những tưởng tượng phong phú, xen vào các huyền thoại, các biểu tượng, các yếu tố dân gian, các câu thơ trữ tình. Tất cả nhào nặn, tái tạo một cách hợp lý bằng nghệ thuật sử dụng ngôn từ “ít lời nhiều ý”, truyện ngắn của ông đã đạt đến một tầm cao tư tưởng. Bằng nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ một cách ngầm ẩn, tác giả vừa nói lên được con người xã hội, vừa nói được con người nhân tính. Sự hỗn độn trong thế giới nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Huy Thiệp đã giúp người đọc hình dung sâu sắc hơn chân dung cuộc sống trong tính đa dạng và trọn vẹn của nó. Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ vạch ra hiện thực bằng cái nhìn rất thực, nhiều khi đến “ghê tởm” mà qua đó tác giả thức tỉnh con người, giúp mọi người nhìn lại mình và sống tốt hơn. Có thể nói rằng, Nguyễn Huy Thiệp bằng tài năng của mình đã giúp văn học nước nhà tiến bộ được một bước mới, “tiếp cận được một lý thuyết quan trọng của nhân loại cuối thế kỷ XX: lý thuyết đọc” như trong lời giới thiệu “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” của Phạm Xuân Nguyên. [70, tr. 4]

Sở dĩ được sự chú ý của độc giả như vậy là vì Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng điêu luyện các khả năng kỳ diệu của ngôn ngữ. Tác giả biết sử dụng những cơ sở tạo hàm ngôn một một cách độc đáo để thể hiện “ý tại ngôn ngoại” một cách sâu sắc

trong những trang viết của mình và nhờ đó tạo nên sự độc đáo trong phong cách sáng tác rất riêng của ông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.6. Tiểu kết

Như vậy, rõ ràng hàm ngôn đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp, và đặc biệt là trong văn chương nghệ thuật, hàm ngôn có sức truyền tải rất lớn. Nếu chưa hiểu được hàm ngôn thì xem như chưa hiểu gì cả. Để hiểu được hàm ngôn, người đọc cần phải có một quá trình suy ý. Quá trình ấy phải dựa vào tiền giả định và hiển ngôn, ngoài ra cần phải dựa vào những đặc trưng tâm lý, văn hóa, dân tộc,… Vì vậy, trong chương một, luận văn đã đề cập đến những nội dung sau: (i) Tìm hiểu về hàm ngôn và giá trị của hàm ngôn trong giao tiếp hàng ngày nói chung và trong truyện ngắn nói riêng; (ii) xác định hàm ngôn trong quan hệ với hiển ngôn, tiền giả định và suy ý; (iii) về việc phân loại hàm ngôn và các cơ chế tạo hàm ngôn trong tiếng Việt; (iv) yếu tố văn hóa trong việc tạo hàm ngôn; (v) mục đích dùng hàm ngôn. Nhiệm vụ của chương 1 là xác định cách hiểu các vấn đề lí thuyết hữu quan một cách có cơ sở nhằm làm chỗ dựa cho quá trình làm việc ở các chương sau.

Chương 2. MỘT SỐ CƠ CHẾ TẠO HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

2.1. Cơ sở nhận diện hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Để nhận diện, giải mã được một câu nói có chứa hàm ngôn không phải là vấn đề đơn giản. Đặc biệt là trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, với cách viết ngầm ẩn “ít lời nhiều ý”, nén kín về mặt ngôn từ, truyện của ông đã tạo nên những cách hiểu khác nhau thậm chí là đối lập đến mức gay gắt. Sở dĩ như vậy, vì truyện của ông rất đa nghĩa, tất cả đều ẩn kín trong cách nói hàm ngôn. Vậy làm thế nào để hiểu được những điều ngầm ẩn ấy?

Theo Hoàng Phê, những lời nói có chứa hàm ngôn là những lời có phần nào đó hoặc không đầy đủ, hoặc không bình thường, mà nguyên nhân là do thiếu đi hoặc còn thiếu một nội dung nào đó. Chính cái nội dung này là cái hàm ngôn mà người nghe phải bằng suy luận mà đoán ra.[75, tr.43]

Đỗ Hữu Châu cho rằng nếu xét lẽ thường là những quy tắc diễn ngôn thì chính kiểu “quan hệ giữa luận cứ và kết luận” và “cái lẽ thường ấy” là dấu hiệu hình thức định hướng cho người người nghe/ người đọc rút ra được hàm ngôn thích hợp. Bên cạnh đó, một dấu hiệu nữa rất cần thiếtđể xác định hàm ngôn là dựa vào

hướng lập luận, các hành vi ở lời (chủ hướng dẫn nhập và hồi đáp). Mặc dù, những yếu tố này không trực tiếp nằm trong phát ngôn tường minh và nằm trong văn cảnh chủ đề.[11b, tr.372].Theo ông, để nhận diện hàm ngôn ngữ nghĩa thì dựa vào quan hệ lập luận (lẽ thường) mà rút ra; tức là dựa vào luận cứ hoặc kết luận không được nói ra một cách tường minh. Còn để nhận diện hàm ngôn hội thoại dựa vào sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng và các quy tắc cộng tác hội thoại [11b, tr.393].

Từ những nhận định trên, chúng tôi nhận thấy rằng để nhận diện một phát ngôn có chứa hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta cần phải dựa vào các yếu tố sau:

a. Dựa vào mối quan hệ phi cấu trúc giữa các từ trong phát ngôn. b. Dựa vào những quan hệ ngữ nghĩa bất bình thường trong phát ngôn.

c. Dựa vào mối quan hệ giữa người nói và người nghe trong ngôn cảnh, ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.

Tức là chúng ta cần phảidựa vào những dấu hiệu“không đầy đủ” hoặc“không bình thường”trong phát ngôn và xem xét hàm ngôn trong mối quan hệ với hiển ngôn, tiền giả định và ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Đặc biệt là chúng ta phải đặt nó trong cái nền của câu chuyện. Có nghĩa là chúng ta phải dựa vào mối quan hệ giữa các từ ngữ, các thành tố cú pháp, quan hệ giữa luận cứ và kết luận, dựa vào sự vi phạm các quy tắc điều khiển hành động ngôn ngữ, vi phạm các quy tắc hội thoại,... dựa vào hoàn cảnh giao tiếp, và mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp. Ngoài ra cần phải dựa vào các ước định xã hội, và đặc điểm văn hóa, tâm lý dân tộc...

2.2. Cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Như đã đề cập ở chương một “Cơ chế là cách thức theo đó một quá trình thực hiện”. Vậy cơ chế để tạo hàm ngôn làcách thức sử dụng các yếu tố từ ngữ, và sự kết hợp các từ ngữ đó theo các quy tắc bất bình thường trong ngữ cảnh để tạo tính hai nghĩa (hiển ngôn và hàm ngôn).

Tiến hành khảo sát 42 truyện trong “Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi đã thống kê được 1500 ngữ cảnh sử dụng hàm ngôn nhưng do giới hạn của luận văn chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu 170 ngữ cảnh. Tức là trung bình mỗi truyện có 35,7 lần sử dụng hàm ngôn. Nhưng trong 170 ngữ cảnh chúng tôi lựa chọn, hàm ngôn lại tập trung vào 23 truyện. (Đặc biệt là ba truyện “Tướng về hưu”, “Không có vua” và “Những người thợ xẻ” có số lượng hàm ngôn nhiều nhất). Trung bình mỗi truyện có 7,39 ngữ cảnh sử dụng hàm ngôn và được thể hiện qua 14 cơ chế cấu tạo như Bảng 2.1 sau:

T.T Các cơ chế tạo hàm ngôn Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Dùng thực từ 3 1,76

2 Dùng hư từ 48 28,23

3 Dùng từ ngữ làm tiền giả định 12 7,10

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 52)