7. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất
Trong thực tế giao tiếp, hệ thống các từ xưng hô trong hội thoại hết sức phức tạp, tế nhị và phong phú. Mỗi cặp từ xưng hô đều tiền giả định những kiểu quan hệ vị thế hội thoại nhất định và sử dụng cặp từ xưng hô nào sẽ quy định quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội thoại. Khi thay đổi cách xưng hô, tức là người nói tiền giả định một quan hệ khác thường. Đấy chính là cách người nói cố tình tạo hàm ngôn hay nói cách khác hàm ngôn hội thoại thường được nảy sinh khi ta thay đổi cách xưng hô.
Trong 170 ngữ liệu chúng tôi đã thu thập được có 16 trường hợp tạo hàm ngôn bằng cơ chế vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất, chiếm 9,41%. Đặc biệt 3 truyện Không có vua, Những người thợ xẻ và Những bài học nông thôn xuất hiện 10 cuộc thoại cố tình vi phạm quan hệ vị thế xưng hô nhằm tạo hàm ngôn, chiếm 5,88% trong các cơ chế.
Truyện “Không có vua” có những ngữ cảnh vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất để tạo hàm ngôn sau:
(Vd 44) Đoài lên nhà, rót rượu uống, lão Kiền đỡ Tốn dậy, Tốn xách xô nước, ngồi thụp xuống lau nhà. Lão Kiền đi đến bên Đoài: “Rót tao một cốc”. Uống cạn cốc rượu lão Kiền bảo: “Mày có học mà tệ”. Đoài bảo: “Tôi không tha
thứ đâu”. Lão Kiển bảo: “Tao chẳng cần. Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì một con b……”. Đoài ngồi im, uống thêm một cốc rượu nữa, rồi bỗng thở dài: “Kể cũng phải”. Lão Kiền chửi: “Làm người nhục lắm”. Đoài hỏi: “Thế sao không lấy vợ lẽ?”. Lão Kiền chửi: “Mẹ cha mày, tao chỉ nghĩ thân tao thì lũ chúng mày được thế này à?”. Đoài rót ra một cốc rượu nữa, tần ngần: “Bố uống rượu nữa không?”.
Lão Kiền quay mặt về phía bóng tối, lắc đầu. Đoài nói: “Con xin lỗi bố”. Lão Kiền
Theo quan hệ xưng hô trong gia đình thì Đoài phải xưng là con và gọi lão Kiền là cha hoặc bố. Nhưng ở đây cả lão Kiền và Đoài đã cố tình vi phạm quan hệ giao tiếp: Lão Kiền xưng tao/mày. Đoài xưng tôi/ông – định vị vai giao tiếp ngang bằng nhau, (hàm ngôn là giữa chúng ta là quan hệ giữa hai người đàn ông với nhau không có quan hệ cha con gì cả. Hơn nữa vì chứng kiến việc làm không tốt (nhìn trộm chị dâu tắm) của bố mà Đoài tỏ thái độ bực mình và không tôn trọng bố nên Đoài xưng tôi và hô với bố là ông. Qua cách sử dụng từ ngữ xưng hô như thế, Đoài ngầm thể hiện hàm ngôn với bố: “Ông không xứng đáng là bố tôi. Sau đó Đoài lại gọi lão Kiền trống không:“Thế sao không lấy vợ lẽ?”(thể hiện hàm ngôn mỉa mai, xem thường). Nhưng sau khi hiểu được nỗi khổ của bố, dường như lúc này Đoài thông cảm cho việc làm của bố nên đã thay đổi cặp từ xưng hô về đúng mối quan hệ giao tiếp thông thường bố/con trong câu: “Bố uống rượu nữa không?”. Và “Con
xin lỗi bố”. Với cách xưng hô như vậy, chứng tỏ Đoài đã hiểu và tha thứ cho bố. Còn đây là cuộc hội thoại giữa Đoài và Sinh:
(Vd 45) Khảm bê mâm, Sinh bảo: “Thiếu cái gì thì gọi”. Đợi Khảm đi khuất.. Đoài bảo: “Thiếu một tý tình thôi, Sinh cho tôi một tý tình”. Sinh bảo:
“Nỡm. Lên nhà trên mà bảo hai cô bạn của chú Khảm ấy”. Đoài bảo: “Hai con ôn
vật ấy bằng thế nào được Sinh”. Sinh bảo: “Đi ra đi”. Đoài bảo: “Cái lão Cấn của
Sinh như con cua bấy mà lại hách dịch”. Sinh bảo: “Tôi mách anh Cấn đấy”. Đoài bảo: “Đây chẳng sợ”. Nói rồi xán lại, hôn chút lên má Sinh. Sinh đẩy ra, Đoài hổn
hển: “Tôi nói trước. Thế nào tôi cũng ngủ được với Sinh một lần”. Nói xong đi ra.
Sinh bật khóc.
Cấn đi vào, thấy mắt vợ đỏ hoe, hỏi: “Sao thế?" Sinh bảo: "Tại cái bếp nhà
mình khốn nạn quá”. [Không có vua, tr.53]
Xét theo vị thế và quan hệ Sinh là chị dâu của Đoài, đáng lẽ ra Đoài phải gọi Sinh là chị xưng em nhưng Đoài lại xưng tôi gọi Sinh bằng tên riêng. Với cách xưng hô như vậy, Đoài đã cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất để ngầm ý xem Sinh như người ngang hàng với mình và táo tợn hơn nữa Đoài còn xem Sinh như người tình của mình, khi Đoài cố tình ve vãn, tán tỉnh Sinh: “Sinh cho tôi một tý
tình”. Sau khi bị Sinh từ chối và bảo Đoài chỉ có thể làm chuyện đó với hai cô bạn của Khảm (My Lan và Mỹ Trinh), Đoài lại cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật bằng cách dùng từ “Hai con ôn vật ấy”, dùng từ “hai con ôn vật” là Đoài cố tình quy chiếu vào hai người bạn của Khảm là My Lan và Mỹ Trinh nhằm ngầm ý chê bai hai cô bạn của Khảm nhưng đồng thời thể hiện hàm ngôn đề cao Sinh để nhằm mục đích tìm sự đồng tình ở Sinh: “Trong mắt tôi, Sinh là người phụ nữ tuyệt vời nhất, không ai có thể sánh bằng”. Không chỉ cố tình tán tỉnh, ve vãn chị dâu bằng lời nói mà Đoài còn thể hiện bằng hành động “xán lại hôn lên má Sinh” kèm theo lời thách thức: “Đây chẳng sợ”. Trong câu nói “Đây chẳng sợ”. Đoài lại chuyển sang xưng hô đây/ Sinh. Bằng cách thay đổi cặp từ xưng hô đó Đoài đã chứng minh được bản lĩnh đàn ông của mình trước Sinh (bất chấp cả anh trai của mình).
Còn câu cuối cùng của Sinh nói với chồng: "Tại cái bếp nhà mình khốn nạn
quá”. Xét trong ngữ cảnh của câu nói, Sinh đã quy chiếu cái bếp là Đoài và ngầm thể hiện hàm ngôn: “Thằng Đoài nhà mình là thằng khốn nạn”.
Xét ví dụ sau cũng là sự cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất để tạo hàm ngôn của Đoài và Khảm:
(Vd 46) Đoài hỏi Khảm: “Cái vị anh hùng thơm nức kia là thế nào?” Khảm cười: “Đấy là Mỹ Trinh, bố cô ấy là ông ánh sáng ban ngày, chủ hiệu điện” [Không có vua, tr.53]
Khi nói “vị anh hùng thơm nức” là Đoài cố tình quy chiếuvào Mỹ Trinh. Nghĩa là Đoài dùng phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ gọi tên sự vật, hiện tượng này (Mỹ Trinh) bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng khác (vị anh hùng thơm nức) dựa trên nét tương đồng giữa hai sự vật (dựa vào dấu hiệu sự vật Mỹ Trinh thường xức nước hoa) đó cũng là một biện pháp cố ý vi phạm quy tắc chiếu vật. Tương tự câu trả lời của Khảm cũng sử dụng phương thức này, khi gọi ông “ánh sáng ban ngày” là Khảm đã quy chiếu tới bố của Mỹ Trinh. Quy tắc nguồn là dựa vào nghề nghiệp ông ấy là chủ tiệm điện.
Trong truyện “Những người thợ xẻ,” theo quan hệ và vị thế xã hội thì anh Bường và nhân vật tôi (Ngọc) phải xưng hô là anh / em vì anh Bường là anh họ của
Ngọc nhưng tùy từng hoàn cảnh mà hai nhân vật này có những từ ngữ xưng hô khác nhau:
(Vd 47) Anh Bường hỏi tôi: “Thế nào? Mày có hôn con gái tay Thuyết được
cái nào không mà mặt mày u ám như mặt khỉ ấy?” Tôi cáu: “Anh đừng đùa kiểu
ấy”. Anh Bường bảo: “Thôi ông trí thức con ơi, các ông cứ đâu đâu về mặt đạo
đức, điều ấy chỉ có lợi cho chính trị thôi, còn đàn bà thì không có lợi gì cả”.
[Những người thợ xẻ, tr.114] (Vd 48) Nửa đêm, có một con hoẵng tác rất thảm thiết ở bên kia núi, tôi
không sao ngủ được. Anh Bường thức dậy bảo: “Này công tử bột, nhớ nhà hả?”
Tôi bảo: “Không. Con hoẵng nó kêu thương quá. Nó lạc mẹ hay sao hả anh?” Anh
Bường bảo: “Mày không nên đa cảm như thế. Cuộc đời còn cực nhọc lắm con ạ.
Chúng ta phải làm kiệt sức để kiếm miếng ăn, đa cảm làm yếu người đi. Ngày mai
khối lượng công việc rất nặng. Mày mất ngủ vì một tiếng hoẵng kêu, điều ấy có hại vô cùng. Tao đưa mày lên rừng làm việc chứ không phải để mày tu dưỡng”. Tôi thở
dài: “Hoẵng nó kêu suốt đêm... Bao giờ nó sẽ gặp mẹ... Anh cứ ngủ đi. Anh kệ em! Ngày mai em không làm mất việc đâu”. Anh Bường cáu: “Thằng khỉ ạ, những nhạy cảm vô lối sẽ làm tan nát cuộc đời mày mất thôi. Làm gì có chuyện hoẵng đi tìm mẹ? Con ơi, đấy là một con hoẵng cái trụy lạc, nó đi tìm hoẵng đực. Vô phúc
cho nó, vớ được một con hoẵng đực Sở Khanh. Con hoẵng đực này chơi bời nhiều quá. Hoẵng cái bị đổ bệnh. Đơn giản là như thế”. [Những người thợ xẻ, tr.114]
Việc anh Bường thay đổi cách xưng hô với Ngọc từ mày sang ông trí thức con, công tử bột, con, thằng khỉ tức là sự cố tình thay đổi chức năng chiếu vật,đó là những cách nói chứa hàm ngôn của anh Bường ngầm thể hiện ý mỉa mai Ngọc.
Tương tự như vậy, đối với các con của mình đáng ra anh Bường phải gọi là con nhưng anh Bường lại dùng từ “các ông các bà” như sau cũng là một cách vi phạm quy tắc chiếu vật để tạo hàm ngôn.
(Vd 49) Chị Bường bảo “Các con chào bố đi”. Ba đứa con anh Bường líu
ríu: “Con chào bố”. Anh Bường bảo:“Vâng! Chào các ông các bà! Các ông các bà ăn no ngủ khỏe. Bố phải xa mẹ lăn lóc trên đường”. [Những người thợ xẻ, tr.109]
Còn đối với Quy, con gái của ông Thuyết gọi anh Bường là bác, xưng cháu, nhưng anh Bường không gọi Quy theo cặp đối xứng như vậy mà lại gọi với những tên khác nhau như: em, bà chúa của anh, con ranh con, xưng anh, ông. Chẳng hạn cuộc đối thoại của anh Bường với Quy sau là một ví dụ:
(Vd 50) Anh Bường bảo: “Em ơi, bà chúa của anh ơi, em mang những gì cho các anh đấy”. Quy bảo: “Thưa bác, bố cháu bảo mang cho các bác hai cái
chăn bông, năm cân thịt lợn, một chai nước mắm với hai chục cân gạo”. [Những người thợ xẻ, tr.113]. Hay:
(Vd 51) Nói rồi, anh Bường buông tay, tìm cách nhảy ra bãi trống. Tôi nhảy
theo anh. Anh Bường vừa lùi vừa bảo Quy, buồn hẳn: “Con ranh con, mặc quần vào! Có thích xem đánh nhau thì đứng mà nhìn. Chúng ông đánh nhau vì mày
đấy”. [Những người thợ xẻ, tr.126]