Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 85 - 86)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.7. Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp

Hành động ngôn ngữ gián tiếp là những câu thực hiện hành động ngoài lời một cách gián tiếp bằng một hành động khác. Hay có thể gọi là hành động ngôn từ lực ngôn trung gián tiếp.

Theo Đỗ Hữu Châu “sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp là biện pháp rất có hiệu lực để truyền báo các ý nghĩa hàm ẩn, đặc biệt là các ý nghĩa không tự nhiên dụng học” [11b, tr.379].

Truyện Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện 12 lần sử dụng hành động ngôn ngữ gián để tạo hàm ngôn, chiếm 7,05%. Trong đó thường sử dụng những hình thức câu hỏi hoặc câu khẳng định để thể hiện mục đích cầu khiến.

Xét ví dụ sau:

(Vd 61) Mọi việc diễn ra chỉ trong nháy mắt. Hạnh sửa quần áo rồi lùi ra ngoài không nói năng gì. Thoa khóc nức nở rồi ngã vật như một thân cây mảnh dẻ vừa đốn khỏi mặt đất.

Bà Thiều đứng dậy lấy quần áo mặc vào người rồi quát tướng lên: - Khóc

cái gì? Cha bố cô! Có im đi ngay không bà lại cho cái tát bây giờ.

[Huyền thoại phố phường, tr.263] Phát ngôn “- Khóc cái gì?” của bà Thiều có hình thức là một câu hỏi nhưng mục đích không phải để hỏi mà là một câu mệnh lệnh, cầu khiến, (nhằm trấn áp, dọa nạt, ra lệnh) “im đi” và ta có thể hiểu nghĩa hiển ngôn của hành vi kế tiếp “ im đi ngay không bà lại cho cái tát bây giờ” là đích ở lời của câu “- Khóc cái gì?”. Đây chính là hình thức cầu khiến qua câu hỏi mà bà Thiều muốn Thoa - con gái mình không được khóc.

Trong truyện “Truyện tình kể trong đêm mưa” xét trong ngữ cảnh, Bạch Kỳ Sinh và Ngân đều yêu Muôn, nhưng Ngân lại chỉ huy phục kích giết chú của Muôn vì tội buôn bán thuốc phiện. Một bận Ngân đến nhà Muôn chơi nhưng không hiểu ai đó đã cắt mất gân chân con ngựa quý của Ngân, Ngân cho là Bạch Kỳ Sinh làm chuyện đó và bắt Bạch Kỳ Sinh nhốt vào tù.

Ngân nói: - Con ngựa này mỗi ngày ăn hết hai mươi cân thóc, 6 lít sữa với

hai cân đường. Cả nước bây giờ chỉ còn hai con như thế!”

[Chuyện tình kể trong đêm mưa, tr.468] Câu nói của Muôn “ - Anh ta đang ốm”, xét trong ngữ cảnh trên, cấu trúc bề mặt là một câu khẳng định nhưng thực tế đích ở lời lại là hành vi cầu khiến, ngầm ý xin xỏ: “Đừng bắt anh ta!”. Nhờ vào ngữ cảnh và câu trả lời mang ý nghĩa hàm ngôn của Ngân mà người đọc có thể suy ra được hàm ngôn trong câu nói của Muôn. Trường hợp này là đích cầu khiến thể hiện qua câu khẳng định.

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 85 - 86)