Dùng thực từ

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 60 - 61)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Dùng thực từ

Trong vốn từ tiếng Việt, thực từ chiếm số lượng từ lớn nhất, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập các phát ngôn.

Bản thân các thực từ tự nó không chứa hàm ẩn. Nhưng nếu biết khai thác ngữ cảnh, khai thác sự cộng hưởng giữa các nghĩa câu chữ, chúng là phương tiện hữu hiệu để tạo ra hàm ngôn. Trong tổng số 170 ngữ cảnh có chứa hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mà chúng tôi thu thập được có 3 trường hợp tạo hàm ngôn bằng thực từ, chiếm 1,76 %. Thử phân tích hai ví dụ sau:

(Vd 8) Ông Bổng hay nói: "Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động! Nể bố nó, không tôi cạch cửa!" Nói thế thôi, ông Bổng vẫn sang vay tiền. Vợ tôi khe khắt, bao giờ cũng bắt ông phải ký cược. Ông Bổng rất ức, ông nói: "Mình là chú nó, trót vay nợ nó mà nó cư xử hệt như địa chủ". Nhiều món nợ ông cứ lờ đi không trả. [Tướng về hưu, tr. 21]

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên): “lờ” là một động từ có nghĩa “làm ra vẻ không để ý, không biết hay không nhớ”[74, tr.585], gắn với ngữ cảnh của câu nói này, từ “lờ” giúp người đọc suy ra được hàm ngôn mang tính đánh giá của người kể: “Ông Bổng là một con người không thật.” Từ “lờ” đã làm sáng rõ

cái tính cách xỏ lá của ông Bổng - một người làm nghề đánh xe bò lỗ mãng, táo tợn, làm mọi điều phi nhân bất nghĩa nhưng lại hay nói điều nhân nghĩa.

Hay trong truyện “Không có vua”, Khảm là một sinh viên đại học, trước khi đi học, Khảm xin anh trai và bố 50 ngàn nhưng không được. Cuối cùng, không xin được tiền Khảm nghĩ ra cách “ăn trộm”.

(Vd 9) Khảm dắt xe ra cửa, nghĩ thế nào lại ôm cặp vào nhà. Khảm mở cửa buồng, trông trước trông sau không thấy ai, mở thùng gạo xúc ra bò rưỡi gạo vào cặp rồi lẻn đi ra. [Không có vua, tr.50]

Lẻn”là một động từ có nghĩa là:“đi một cách kín đáo không để người khác biết.” [74, tr.559]. Như vậy, ta có thể hiểu “lẻn” là một hành động không trung thực, không quang minh chính đại, hành động một cách lén lút, cố tình che giấu việc mình làm. Từ “lẻn” trong ngữ cảnh nàythể hiện hàm ngôn đánh giá của người viết: “Khảm là một người không thật thà, ranh ma chẳng khác nào một tên trộm”.

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 60 - 61)