Hàm ngôntrong tiêu đề

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 124 - 127)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Hàm ngôntrong tiêu đề

Tiêu đề là những dòng chữ ở bìa cuốn sách, trên các biển hiệu buôn bán, trên các tấm pano quảng cáo, là tên các tổ chức xã hội, cơ quan, xí nghiệp, trường học, tên các nhãn hiệu hàng hóa, là tựa đề của những bức tranh, ảnh, vở múa, bức tượng, bản nhạc, vở kịch, cuốn phim, tít của các bài báo, bài thơ, truyện ngắn, tiểu phẩm, đầu đề của tác phẩm…” [79, tr.11]

Như vậy, tiêu đề là một khái niệm khá rộng, ở đây luận văn chỉ khảo sát các tiêu đề của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Khi nói tới ý nghĩa hàm ngôn của tiêu đề văn bản, cần phải xét từ nhiều góc độ, từ cách tri giác của người lập mã cũng như người giải mã và vị trí có tính chất

tách biệt trên chuỗi hình tuyến văn tự giữa nó với phần còn lại của văn bản (tức là giữa tiêu đề và nội dung văn bản) thì mới thấy được khả năng chứa đựng ý nghĩa hàm ẩn của tiêu đề văn bản. Vả lại, bởi quy luật hình thành, quy tắc cấu tạo ngắn gọn, hàm súc của tiêu đề khiến cho nó có khả năng có nhiều tầng ý nghĩa hàm ẩn. Qua tìm hiểu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy ngoại trừ một số tiêu đề truyện có tiêu đề rõ ràng như Những người thợ xẻ, Truyện tình kể trong đêm mưa, tập truyện Những ngọn gió Hua Tát,… còn lại đa số các tiêu đề đều chứa hàm ngôn. Chẳng hạn như:Không có vua, Tướng về hưu, Cún, Muối của rừng, Sang sông, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt, Giọt máu,… Sau đây, luận văn sẽ dừng lại phân tích một số trường hợp.

Trước tiên, ta hãy xem xét tiêu đề với một từ duy nhất là “Cún”. Nếu cứ xét theo nghĩa đen của tiêu đề thì giữa tiêu đề và nội dung tác phẩm chẳng có gì liên quan với nhau. Nếu chưa đọc tác phẩm, ta nghĩ ngay rằng truyện này sẽ kể về một con chó nào đó. Vì trong thực tế, người ta thường gọi con chó là cún, nhưng trong truyện không hề nói đến một con chó cún nào cả mà lại đề cập về một kẻ ăn mày dị dạng, chưa thành người và cuộc sống, số phận của “Cún” chẳng khác nào là một con chó thật sự. Đây chính là ý nghĩa hàm ngôn mà tác giả muốn người đọc nhận ra ngay từ tiêu đề của truyện.

Còn truyện “Không có vua” thì lại kể về những chuyện xảy ra trong một gia đình hiện đại không có dấu vết xưa: không có vua chúa, hoàng tử, người hầu,… Tại sao tác giả lại đặt tiêu đề như thế? Đấy chính là cố tình của tác giả nhằm thể hiện ý nghĩa hàm ngôn: trong cái gia đình lão Kiền, một bố và và năm thằng con trai không hề có một nề nếp, gia phong, không có trật tự trên dưới gì cả. Bố con chì chiết lẫn nhau, anh em thường xuyên tìm cách nói móc, nói xỏ nhau rồi lại đánh nhau, em chồng ve vãn tán tỉnh chị dâu, bố chồng thì rình con dâu tắm… Và đặc biệt, cách xưng hô với nhau thường trống không, cộc lốc; người đọc dường như không phân biệt được đâu là lời của bố, đâu là lời của con, đâu là lời của anh đâu là lời của em. Qua cách xử sự và nói năng của cha con lão Kiền, ta thấy gia đình lão đúng là một gia đình “không có vua” thật. Tên tác phẩm "Không có vua" là một ẩn

dụ cho nền nếp, trật tự gia đình bị phá vỡ. Như vậy, giữa tiêu đề và nội dung có mối liên quan và có nghĩa hàm ngôn rất sâu sắc.

Truyện “Giọt máu”, toàn bộ truyện này không hề nói về giọt máu nào cả nhưng lại kể về cuộc đời của những con người nối dõi của một dòng họ Phạm. Nghĩa hiển ngôn tưởng chừng như không có gì gắn kết giữa nội dung và tiêu đề ấy, lại cho ra một lớp nghĩa bóng chứa hàm ngôn gắn chặt giữa nó với nội dung văn bản một cách sâu sắc. “Giọt máu” là một hình ảnh ẩn dụ. Nó khái quát lên toàn bộ nội dung ý nghĩa của tác phẩm: con người ta ai cũng sinh ra từ một giọt máu. Mọi giọt máu thì đều giống nhau, nhưng khi nó trở thành một con người thì lại phân ra tốt – xấu, hiền lành – ác độc, lương thiện hay gian manh,… Nếu trở thành người tốt thì đó là giọt máu đỏ, còn ngược lại là giọt máu đen. Và một giọt máu (giọt máu đen) đã chảy qua mạch sâu của gia đình dòng họ Phạm, nuôi dưỡng số phận của họ qua bao thế hệ theo quy luật nhân quả. Suốt cuộc đời Phong toàn làm những việc thất đức nhưng cuối cùng trước khi chết Phong cũng nhận ra điều đó và mong cho thằng Tâm “giọt máu cuối cùng của dòng họ Phạm” là “giọt máu đỏ” chứ không phải là “giọt máu đen” như cha ông nó. Sự đối lập giữa giọt máu đỏmáu đen

chính là hai mặt tốt và xấu trong con người. Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến với độc giả qua “giọt máu” là: hãy hướng đến lẽ thiện để đẩy lùi cái ác, cái xấu trong bản thân mỗi con người.

Truyện “Sang sông” đằng sau nghĩa hiển ngôn là kể về một chuyến sang sông có thuyền, có người chèo đò, có khách nhưng lại gợi mở một lớp ý nghĩa hàm ngôn tinh tế. Nội dung của truyện “Sang sông” là mô hình cuộc sống thu nhỏ, dồn nén, ép chặt lại, đầy mâu thuẫn: Cao cả và thấp hèn, trong sạch và bẩn thỉu, anh hùng và kẻ cướp trong một con người. Con người - niềm tin – tình yêu – dục vọng, tiền tài – lòng nhân và sự ác, quá khứ - hiện tại và tương lai được dồn vào khoang đò chặt. Hình ảnh con đò sang sông là một hình ảnh ẩn dụ, đó là con đò chở thế giới tâm linh. Hàm ngôn nằm dưới tầng sâu tư tưởng của truyện “Sang sông” chính là trong một con người luôn luôn tồn tại hai mặt tốt – xấu, thiện – ác. Cái ranh giới giữa hai mặt đó trong một con người thì rất mong manh và luôn luôn tồn tại khi thì

mặt tốt nổi trội nhưng cũng có lúc thì ngược lại mặt xấu lại chiếm ưu thế. Hẳn đây là dụng ý của tác giả muốn nhắn nhủ mọi người khi đánh giá một con người chúng ta phải xem xét một cách toàn diện. Con người không có ai là hoàn toàn tốt và cũng không có ai hoàn toàn xấu.

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)