Nhận xét về hàm ngôntrong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 116 - 117)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Nhận xét về hàm ngôntrong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, không thể có một công cụ nào tốt hơn ngôn ngữ trong việc trao đổi nhận thức, tình cảm… giữa những con người trong cộng đồng xã hội. Điều kỳ diệu của ngôn ngữ là cho phép người giao tiếp thể hiện ý tưởng, tâm tư, nguyện vọng,… không chỉ bằng cách trực tiếp, hiển ngôn mà bên cạnh đó còn bằng cách nói gián tiếp, hàm ngôn. Chính cách nói hàm ngôn lấp lửng, vòng vèo, xa xôi, bóng gió ấy đã tạo nên tính hấp dẫn, phong phú và độc đáo cho ngôn ngữ. Và trong giao tiếp, nhiều khi người nói nói ra một điều này, nhưng lại muốn người nghe hiểu một điều khác, hoặc hiểu thêm một điều khác nữa. Số lượng những câu nói như thế chiếm một phần rất lớn trong các cuộc giao tiếp. Trong thực tế, cách nói hàm ngôn có một vị trí vô cùng quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ của tất cả các dân tộc trên thế giới nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng.

Đặc biệt là truyện ngắn, hàm ngôn lại có sức chứa và truyền tải thông tin rất lớn, không có gì có thể thay thế được. Với đặc trưng thể loại có dung lượng ít về từ ngữ nhưng đòi hỏi phải có sức chứa lớn về nội dung như truyện ngắn thì không có cách dùng nào đạt hiệu quả bằng sử dụng hàm ngôn. Ngoài chức năng tư duy, nghĩa hàm ngôn còn mang chức năng thẩm mỹ bởi qua cách diễn đạt tinh tế, khéo léo, sâu sắc của nhà văn nó còn góp phần tạo nên giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm. Vì vậy mà các nhà văn đã sử dụng cách diễn đạt hàm ngôn như một thủ pháp nghệ thuật “đắt địa” để khắc họa tính cách nhân vật, dẫn dắt cốt truyện nhưng hơn hết đó là thể hiện

gián tiếp nội dung tư tưởng của tác phẩm cũng như quan điểm của mình về văn chương nghệ thuật và về cuộc sống mà không phải nói ra một cách trực tiếp. Nguyễn Huy Thiệp cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Là một trong những nhà văn rất thành công trong việc sử dụng hàm ngôn để thể hiện nội dung, tư tưởng, ông đã sử dụng triệt để thủ pháp nghệ thuật này trong các tác phẩm của mình để thể hiện những gì muốn biểu đạt. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, bên cạnh nội dung ngữ nghĩa tường minh chứa trong lời thoại nhân vật, trong lời kể của tác giả, ta còn bắt gặp đằng sau đó, phần ngầm của những lời thoại, lời kể là hệ tầng văn hoá, là hàm ngôn. Đặc biệt là những lời thoại phản ánh quan niệm nhân sinh mang tính triết lí của nhân vật thường chứa đựng nghĩa hàm ngôn sâu sắc. Chính vì vậy mà tác phẩm của ông vừa mới ra đời đã có những cách cảm nhận khác nhau và được đón nhận rất nhiều từ phía độc giả trong và ngoài nước. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy trong 42 truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng một số lượng hàm ngôn rất lớn và được thể hiện trong lời kể, trong lời thoại và cả trong cách đặt tiêu đề văn bản. Trong đó, hàm ngôn trong lời thoại của nhân vật có số lượng lớn nhất lên tới 153 ngữ cảnh, chiếm tới 90 % trong 170 ngữ cảnh chúng tôi đã thu thập đươc.

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 116 - 117)