Dùng câu chất vấn

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 86 - 99)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.8. Dùng câu chất vấn

Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên, 2006) “Chất vấn là hỏi và yêu cầu phải giải thích rõ ràng.” [tr.61, 144]

Theo Nguyễn Đức Dân + Nguyễn Thị Thời (2007) khi nghi ngờ hoặc cho rằng một sự tình (chỉ một đối tượng, hiện tượng, ý kiến, luận điểm, lí lẽ…) hoặc cho rằng sự tình là vô lí, không đúng thì người ta chất vấn sự tình đó nhằm mục đích bác bỏ sự tình hoặc bày tỏ ý kiến của mình mà không cần người nghe trả lời. Nếu sự tình là một ý khẳng định thì chất vấn tạo thành hàm ý phủ định và ngược lại. Hành động chất vấn thể hiện thành câu chất vấn. Câu chất vấn luôn có hàm ý. Điều này có nghĩa là khi người ta tham gia giao tiếp dùng câu chất vấn chính là đã tạo ra hàm ngôn cho phát ngôn.

Câu chất vấn phổ biến dùng yếu tố phiếm định như ai, đâu, sao, nào, gì… làm tác tử chất vấn. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sử dụng 11 lần hình thức này để tạo hàm ngôn, chiếm 6,47%. Xét một số hình thức chất vấn sau:

- Khuôn chất vấn với từ phiếm định “ai

(Vd 63) Chị Bường dắt theo ba đứa con đưa tiễn chúng tôi. Anh Bường bảo: “Thôi mẹ đĩ về đi, bảo vệ an toàn cái hĩm, chờ tớ một năm sau tớ về”. Chị Bường nửa cười nừa khóc: “Đồ phải gió! ở trên ấy nước độc lắm đấy! Đừng có tắm đêm

mà ngã nước đấy! “Anh Bường bảo: “Nhớ rồi! Khổ lắm! Đêm ai lại đi tắm nước lã

bao giờ? Thôi về đi! Thương anh giấu ở trong lòng. Xin em chớ có lòng thòng với

Câu nói của anh Bường “Đêm ai lại đi tắm nước lã bao giờ?” làmột câu có khuôn chất vấn với từ phiếm định “ai…bao giờ?” mang nghĩa hàm ngôn “Em hãy yên tâm, anh không đi tắm nước lã vào ban đêm đâu”.

Hay câu nói của chị Thắm trong ví dụ sau:

(Vd 64) “Có ai yêu thương họ đâu?” [Chảy đi sông ơi, tr.13]

Ví dụ trên là một câu chất vấn với khuôn từ phiếm định “có ai…đâu?” có hàm ngôn mang nghĩa phủ định: “Không ai yêu thương họ cả.”

- Khuôn chất vấn “A với B gì?”

Chẳng hạn, câu nói của ông chủ thuyền nói với cậu bé xin theo đi đánh cá đêm khi cậu bé xin được tới bến Cốc nhưng giữa chừng ông chủ bảo xuống. Sau đây là ngữ cảnh diễn ra lời thoại đó.

(Vd 65) Thôi mày xuống đi! - Ông chủ của tôi hốt hoảng - Cái lão trùm Thịnh không đùa với lão được đâu!

- Cháu xin bác... - Tôi rên rỉ - Bác bảo cho cháu đến cuối bến Cốc cơ mà! - Cốc với cò gì?… - Ông chủ của tôi lái thuyền vào bờ, nửa như bực bội nửa như

ngượng nghịu. [Chảy đi sông ơi, tr.9]

Câu in đậm trong (Vd65) là một câu chất vấn để bác bỏ: “Không cốc với cò gì cả” tức là ngầm báo cho người nghe biết rằng không có chuyện đi qua Bến Cốc, mà hãy xuống thuyền mau.

2.2.9. Dùng từ ngữ không tương thích

Phương thức này được cấu tạo dựa trên sự kết hợp bất thường về nghĩa trong ngữ cảnh, từ đó làm nảy sinh hàm ngôn. Trong 170 ngữ liệu có chứa hàm ngôn trong truyện Nguyễn Huy Thiệp mà chúng tôi thập, có 2 trường hợp tác giả sử dụng từ ngữ không tương thích ngữ cảnh để tạo hàm ngôn, chiếm 1,18%.

Đối với người Việt, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là một điều cần thiết, bắt buộc. Bao giờ cũng vậy, đạo của con cái là phải hiếu kính với cha mẹ. Lúc cha mẹ già yếu ốm đau, con cái phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Song trong gia cảnh “Không có vua”, việc bố ốm đã làm cho con cái lo lắng nhưng không phải là lo bố không khỏi bệnh, không phải lo cho sức khỏe của bố ngày một yếu đi, bệnh

tình ngày một trầm trọng mà là lo phải chi phí nhiều tiền. Ta thấy trong tác phẩm lão Kiền cũng là một người cha rất thương con, vợ chết sớm, một mình ở vậy với cảnh “gà trống nuôi con”. Bằng nghề vá xe đạp của mình, lão nuôi bốn đứa con trai khôn lớn, trong đó có hai đứa được học đại học đàng hoàng, một đứa con út tật nguyền. Vậy mà khi bố ốm, mấy đứa con lão Kiền chỉ lo tốn tiền vì phải chữa bệnh cho bố. Sau đây là tình huống và cuộc hội thoại giữa anh em trong gia đình lão Kiền thể hiện rõ nỗi lo lắng đó:

(Vd 66) Lão Kiền điều trị Đông y, không khỏi, người rạc đi, đầu đau nhức. Đến tháng mười phát hiện thấy có u não. Bác sĩ bảo: "Để thì chết, mổ may ra cứu được". Cấn về họp gia đình, Cấn bảo: "Làm thế nào? Từ khi bố ốm nhà mình tiêu nhiều tiền lắm”. Cấn giở quyển sổ kế toán ra đọc: "Chú Khiêm đưa một lần một nghìn, một lần tám nghìn, một lần năm nghìn. Chú Đoài đưa một lần một trăm, một lần sáu chục, một lần một nghìn mốt. Chú Khảm đưa một lần ba trăm nhưng hôm tôi đưa một nghìn đi lấy thuốc ông lang Toại, chú Khảm mua hết có năm trăm, còn năm trăm vẫn cầm. Tiền thức ăn thế này... thế này... Ai chi gì tôi ghi cả".

Đoài bảo: “Tôi nghĩ bố già rồi, mổ cũng thế, cứ để chết là hơn”. Tốn khóc hu hu. Cấn hỏi: “Ý chú Khảm thế nào?”. Khảm bảo: “Các anh thế nào thì em thế”. Cấn hỏi: “Chú Khiêm sao im thế?” Khiêm hỏi: “Anh định thế nào?” Cấn bảo :

“Tôi đang nghĩ”. Đoài bảo:“Mất thì giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu

quyết nhé”. [Không có vua, tr.62]

Câu nói cuối cùng của Đoàilà một sự kết hợp bất thường về nghĩa. Bởi vì, đặt trong truyền thống đạo đức gia đình Việt Nam thì câu nói của Đoài trái ngược hoàn toàn với những lẽ thường và đạo lý làm một người con. Trong hoàn cảnh bố ốm như vậy, anh em trong gia đình lẽ ra phải bàn bạc để tìm cách chạy chữa cho bố khỏi bệnh. Nhưng ở đây, anh em lại bàn bạc để lấy biểu quyết về việc cho bố chết. Hàm ngôn trong câu nói của Đoài là “hãy để bố chết đi, đừng chạy chữa nữa tốn tiền.”

Tương tự, cách dùng từ của Đoài khi bố chết ở ví dụ sau:

(Vd 67) “Ông cụ đi rồi. Thật may quá. Bây giờ tôi đi mua quan tài”.

Xưa nay từ “may” chỉ được dùng trong trường hợp ở vào tình hình gặp được may, gặp những điều tốt đẹp, còn cha chết là một chuyện buồn, chuyện xui xẻo. Nhưng trong truyện, từ “may” được Nguyễn Huy Thiệp để cho nhân vật Đoài sử dụng trong ngữ cảnh khi cha chết là không phù hợp. Qua cách dùng từ như vậy, tác giả đã thể hiện một hàm ngôn rất sâu sắc: Trước cái chết của cha mà con cái cảm thấy đó là một điều may mắn, như trút được gánh nặng. Cái chết của lão Kiền đã làm cho con cái được mãn nguyện. Câu nói của Đoài đặt trong ngữ cảnh này đã tạo ra một sự tri nhận mới cho người nghe – đó là một sự mỉa mai.

Từ đó, tác giả muốn cho người đọc thấy được sự vô cảm và bất hiếu của những đứa con trong cái gia đình “Không có vua” ấy, nhưng đấy cũng là sự băng hoại về tâm hồn, về đạo đức của cả một thế hệ. Đó là một báo động về sự xuống cấp về sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ trong xã hội hiện nay.

2.2.10. Dùng từ sai lệch ngữ nghĩa

Cơ chế tạo hàm ngôn bằng cách dùng từ sai lệch ngữ nghĩa là những trường hợp người nói cố tình sử dụng những từ ngữ không đúng, không phù hợp với ý nghĩa vốn có của nó để tạo hàm ngôn. Truyện Nguyễn Huy Thiệp có 3 trường hợp sử dụng cơ chế này, chiếm 1,76% để tạo hàm ngôn. Chẳng hạn, cách dùng từ “thả” và “tự tiện” trong bức thư của một ông bố gửi cho con trai sau là một ví dụ:

(Vd 68) Chập tối, cái Khanh chạy về bảo: “Anh Lâm ơi, anh Hiếu có thư đây này”. Tôi ngạc nhiên, hóa ra thư của bố tôi. Bố tôi viết:

Con thân yêu

Bốrất bực mình vì bố đi vắng thì mẹ tự tiện thả convề nông thôn. Taoxin báo

cho mày biết, đồ chó, rằng nhà màyở thành phố, tương lai của màyở đấy!...

Con ơi, con hãy nghe bố, con phải về ngay. Bố mẹ sẽ mở rộng cửa đón mày như đón đứa con nhẹ dạ, nhẹ dạ quá mức... Bố của con”

[Những bài học nông thôn, tr.152]

Từ “thả” trong câu “Bốrất bực mình vì bố đi vắng thì mẹ tự tiện thả convề

nông thôn” là dùng sai lệch ngữ nghĩa. Bởi vì từ “thả” là một động từ chỉ một hành động của con người đối với con vật hay đồ vật chẳng hạn như thả gà, thả vịt, thả

trâu ra đồng, thả diều,… còn đối với người thì chỉ dùng trong trường hợp như ai đó bị bắt, bị ngồi tù, sau đó được tha. Dùng từ “thả” trong trường hợp này là không đúng, nhưng với cách cố tình dùng từ sai lệch ngữ nghĩa này, Nguyễn Huy thiệp ngầm thể hiện hàm ngôn: nhân vật tôi sống trong gia đình mình chẳng khác nào là sống trong một trại giam hay như một cái chuồng nhốt động vật dưới sự quản lí rất nghiêm ngặt của người quản ngục/ người nuôi gia súc khắc nghiệt là bố đẻ của mình. Cũng qua từ “thả”, người đọc có thể thấy được ông bố được nói đến ở đây là một con người gia trưởng, khó tính đến mức nghiệt ngã và độc đoán. Ông tự cho mình quyền quyết định tất cả mọi việc trong nhà, ông luôn luôn áp đặt ý định của mình lên người khác và bắt mọi người phải thực hiện, phải tuân theo những ý định ấy như một cỗ máy, không được trái lời. Bên cạnh từ “thả”, từ “tự tiện” cũng được dùng với mục đích hàm ngôn rất hiệu quả. Từ “tự tiện” chứa hàm ngôn việc người mẹ “thả” (cho) con về nông thôn là một việc làm không được phép. Tức người mẹ đã tự động quyết định mà không qua sự đồng ý, cho phép của bố. Từ đó, ta suy ra được hàm ngôn trong câu nói trên là không chỉ con cái phải tuân theo quyết định của bố mà ngay cả vợ của ông ấy tức mẹ của nhân vật tôi cũng phải chịu chung cảnh ngộ là không được quyết định việc gì nếu không được sự đồng ý của chồng (bố của nhân vật tôi).

Hay cách dùng từ “cao thượng” trong câu nói của thầy giáo Triệu qua lời kể của chị Hiên ở ví dụ sau cũng là trường hợp tương tự:

(Vd 69) “Lấy chồng phải anh nghèo, bất tài mà lại cao thượng thì hãi lắm.

Nó làm tan nát đời người đàn bà như bỡn.”[Những bài học nông thôn, tr.140] Từ “cao thượng” ở trong ngữ cảnh này không được dùng theo đúng nghĩa vốn có là “vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất về tinh thần”. Nghĩa là lối sống cao thượng ở đây không phải là lối sống khiến mọi người khâm phục theo nghĩa thông thường nữa mà nó có nghĩa như là “sĩ diện”. Qua đó thể hiện ý nghĩa hàm ngôn sâu sắc: “Bất tài” nhưng lại dấu giếm sự bất tài, nhỏ nhen nhưng lại cố tỏ ra cao thượng.

Hay trong truyện “Tướng về hưu” ở đoạn kể cảnh đưa tang bà Thuấn (mẹ của nhân vật tôi) ra đồng, được tác giả viết:

(Vd 70): Họ khênh quan tài hồn nhiên như việc bình thường vẫn làm, như

khênh cột nhà. Vừa đi vừa nhai trầu, hút thuốc, tán chuyện. Khi nghỉ, đứng ngồi ngổn ngang ngay bên quan tài. Có người nằm lăn ra nói: "Mát thật, không bận cứ ngủ ở đây đến tối". Ông Bổng bảo: "Các bố ơi, đi đi còn về nhắm".

[Tướng về hưu, tr.27] Từ “hồn nhiên” là một từ để chỉ tính cách của con người, gần với bản tính tự nhiên, có nghĩa như là ngây thơ. Nó thường được dùng để tính cách của những đứa trẻ nhưng trong (Vd70) lại được dùng kết hợp với một động từ “khênh” mà là khênh quan tài để đưa người chết ra đồng. Như vậy, cách dùng ở đây trái ngược hẳn với chức năng của nó và không phù hợp với ngữ cảnhcủa một đám ma thật sự. Thường thì không khí một đám ma thì rất buồn, ảm đạm, mọi người đi đưa tang cũng không có những hành động vui vẻ, cười đùa, tức là không có sự bình thường trong mọi hành động, người ta thường nói là “buồn như đưa đám”… nhưng ở đây lại được tác giả thể hiện không hề thấy không khí của một đám ma. Trong trường hợp này, từ “hồn nhiên” được tác giả dùng sai lệch một cách cố ý để thể hiện hàm ngôn: “Con người dường như đã bị trơ lì, không còn cảm giác trước cái chết của người khác, không biết như thế nào là buồn, không biết thế nào là vui, là đau khổ là hạnh phúc.” Và tất cả họ - những người đưa đám, chẳng khác gì là những đứa trẻ không có suy nghĩ.

2.2.11. Dùng thành ngữ, tục ngữ

Khi các thành ngữ, tục ngữ được trực tiếp sử dụng trong phát ngôn, sự hàm súc vốn có của nó cộng với những tác động nhất định của ngữ cảnh sẽ quy định cho phát ngôn một ý nghĩa hàm ngôn nhất định. Hiểu được ý nghĩa khái quát của thành ngữ, tục ngữ được sử dụng là cơ sở để hiểu được ý nghĩa hàm ngôn của phát ngôn chứa nó. Nói cách khác, sử dụng các thành ngữ, tục ngữ là một yếu tố tạo ý nghĩa hàm ngôn trong phát ngôn.

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy truyện của Nguyễn Huy Thiệp sử dụng một số lượng thành ngữ và tục ngữ rất lớn lên tới 851 lượt, nhưng trong 170 ngữ liệu chúng tôi thu thập được có 8 trường hợp dùng thành ngữ và tục ngữ để tạo hàm ngôn, chiếm 4,70%

Sau đây là một vài ví dụ dùng thành ngữ, tục ngữ để tạo hàm ngôn:

(Vd 71) Truyện “Tướng về hưu” khi nói về cuộc hôn nhân của thằng Tuân và Kim Chi, Nguyễn Huy Thiệp viết: “Ông Bổng với cha tôi là anh em cùng cha khác mẹ. Thằng Tuân con trai ông làm nghề đánh xe bò. Hai cha con đều ghê gớm, to như hộ pháp, ăn nói văng mạng. Thằng Tuân lấy vợ lần này là lần thứ hai. Vợ trước bị đánh đau quá, bỏ đi. Ra tòa, nó khai là vợ theo trai, tòa phải chịu. Cô vợ lần này tên là Kim Chi, làm nghề nuôi dạy trẻ, con nhà có học hẳn hoi, xí xớn thế nào nghe nói có thai với nó. Kim Chi là cô gái đẹp, làm vợ thằng Tuân đúng là "hoa nhài

cắm bãi cứt trâu". Thâm tâm chúng tôi không ưa cha con ông Bổng, khốn nỗi "một giọt máu đào hơn ao nước lã", giỗ tết vẫn phải đi lại, nhưng mà ngày thường cũng

nhạt.” [Tướng về hưu, tr.21]

Khi nói về việc Kim Chi lấy thằng Tuân con ông Bổng, tác giả lại vínhư “hoa nhài cắm bãi cứt trâu” là thể hiện hàm ngôn đánh giá của người nói: “Đây là cuộc hôn nhân không cân xứng, người như Kim Chi phải lấy được người chồng tốt hơn thằng Tuân.”

Hay nói về việc không ưa cha con ông Bổng, tác giả lại viết khốn nỗi"một

giọt máu đào hơn ao nước lã". Bằng việc sử dụng câu tục ngữ này, người nói muốn thể hiện hàm ngôn: “Vì cha cong ông Bổng là anh em ruột thịt nên phải đi lại, còn nếu không phải anh em ruột ra thì chúng tôi không quan hệ với hạng người đó.” Hay câu nói của chị Thục nói với anh Bường khi anh Bường gây sự với ông Kháng trong ví dụ sau:

(Vd 72) Chị Thục bảo: “Thôi thôi, ông Bường ơi, tôi xin ông lấy lấy chữ “dĩ

Ở (Vd 72) Chị Thục đã khéo léo dùng thành ngữ “dĩ hòa vi quý” trong câu nói của mình ngầm thể hiện hàm ngôn: “Ông Bường ơi ông nên sống biết điều một tý, đừng gây sự nữa”

2.2.12. Dùng từ đồng âm

Với tư cách là một phương tiện của chơi chữ, từ đồng âm được sử dụng theo nhiều cách để tạo hàm ngôn trong văn bản. Trong truyện Nguyễn Huy Thiệp, những trường hợp dùng từ đồng âm đều là vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại. Đấy chính là phương thức tạo lối nói mơ hồ nhằm một dụng ý nào đó. Qua thống kê, chúng tôi thu được 3 ngữ cảnh sử dụng từ đồng âm để tạo hàm ngôn, chiếm 1,76%. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể:

(Vd 73) Sáng mồng ba, Kim Chi đi xích lô bế con về thăm. Vợ tôi mừng tuổi một nghìn. Cha tôi hỏi: “Thằng Tuân có thư từ gì không?”. Kim Chi bảo:

Một phần của tài liệu hàm ngôn trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 86 - 99)