Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 107 - 117)

Có các định hướng nhằm phát triển các nhóm ngành logistic, dịch vụ bảo hiểm, thẩm định giá. Những lĩnh vực này không chỉ tạo sự đa dạng và phát triển cho

nền kinh tế nói chung mà còn là những công cụ hỗ trợ cho sản phẩm cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT phát triển.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong xử lý các tranh chấp dân sự, các thủ tục bảo đảm và đăng ký bảo đảm. Hệ thống pháp luật cần bám sát thực tiễn và có khả năng bao quát các vấn đề có thể xảy ra trong thực tiễn.

Xây dựng và phát triển các sàn giao dịch thứ cấp để giao dịch các hàng hóa thế chấp giữa ngân hàng và doanh nghiệp, các tổ chức ngân hàng, các tổ chức đầu tư, bảo hiểm và các tổ chức khác trong toàn bộ thị trường.

Bộ Tư pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm, cần làm rõ các giải pháp bảo vệ quyền lợi tốt hơn cho bên nhận bảo đảm, giải quyết mối quan hệ giữa chủ nợ có bảo đảm với các chủ nợ khác… Bổ sung quy định tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nợ có bảo đảm thực thi tốt nhất quyền năng của mình trên thực tế. Trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm một cách nhanh nhất, ít tốn kém nhất nhưng vẫn phải bảo đảm khách quan, trung thực.

Bộ tư pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, vận hành tốt hệ thống lý dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm, giúp các ngân hàng dễ dàng tra cứu thông tin, hoàn thiện hơn tính năng của phần mềm đăng ký trực tuyến, nâng cao nhận thức về giao dịch bằng động sản…

Ngoài ra, cần phải thay đổi quan điểm lập pháp khi điều chỉnh hành vi của các bên ký kết hợp đồng bảo đảm, đó là áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn đối với những tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm; tăng cường cơ chế, biện

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Mục tiêu của MB Sài Gòn nằm trong mục tiêu chung của hệ thống MB là phát triển hoạt động kinh doanh tại khu vực phía Nam. Tuy nhiên, trước những diễn biến bất lợi của nền kinh tế trong và ngoài nước và tình hình chung của hệ thống ngân hàng, chiến lược trong ngắn hạn của toàn hệ thống MB là phải phát triển có chọn lọc, tăng trưởng một cách bền vững, kiểm soát tốt nợ xấu. Hoạt động cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT là hoạt động có nhiều rủi ro và trong thực tế cũng đã phát sinh các rủi ro liên quan đến loại hình này, mặt khác đây lại là loại hình cấp tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ tín dụng do vậy MB Sài Gòn và MB nói chung do đó cần phải có các giải pháp cụ thể và kịp thời để khắc phục những tồn tại của loại hình này. Nội dung chủ yếu của các giải pháp này là cần phải tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát đối với khách hàng, khoản vay và tài sản bảo đảm, đồng thời cũng phải nâng cao hơn nữa tính tuân thủ của đội ngũ nhân sự tham gia vào hoạt động cấp tín dụng này. Tuy nhiên, để thực hiện một cách toàn diện các giải pháp cần phải có những hỗ trợ từ phía MB, Ngân hàng Nhà nước cũng như sự phát triển của các lĩnh vực liên quan đến loại hình cấp tín dụng này.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế nói chung đang có những diễn biến bất lợi, hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, vấn đề nợ xấu đặt ra yêu cầu cần phải xử lý. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng do đó cũng cần phải chú ý nhiều hơn đến việc kiểm soát chặt chẽ rủi ro và cơ cấu lại các khoản nợ.

Cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT là hoạt động thường xuyên của các ngân hàng, giữ vai trò quan trọng trong việc cấp vốn cho các doanh nghiệp. Sản phẩm cấp tín dụng này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ cho vay và bảo lãnh của MB Sài Gòn. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân hàng hiện tại thì việc tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với quản trị rủi ro. Do đó hoạt động cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT cũng phải đáp ứng được các yêu cầu nhẳm hạn chế rủi ro.

Bài viết này đưa ra một góc nhìn đối với sản phẩm cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT, những rủi ro có thể gặp phải, những hạn chế trong công tác quản lý khoản vay, tài sản bảo đảm. Trên cơ sở thực trạng đó, tác giả đề xuất những giải pháp để công tác cấp tín dụng này hoàn thiện hơn, những giải pháp tập trung ở nội dung cần phải chú trọng công tác quản lý khách hàng, quản lý khoản vay và tài sản bảo đảm cũng như nâng cao tính tuân thủ của các nhân viên tín dụng. Qua đó, giảm thiểu rủi ro khi cấp tín dụng, các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn và ngân hàng sẽ tốn ít nguồn lực hơn khi triển khai.

Bài viết chỉ tập trung đánh giá dựa trên các số liệu và tình hình thực tế tại MB Sài Gòn, tuy nhiên, thực trạng của MB Sài Gòn cũng là thực trạng chung của MB. Lý do là vì tại MB Sài Gòn, sản phẩm này được triển khai khá rộng rãi, áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp và ngành nghề, dư nợ cấp tín dụng sản phẩm này cũng tương đối cao, mặt khác quy mô của MB Sài Gòn cũng đủ lớn để đại diện cho hệ thống MB. Những thực trạng và giải pháp được đưa ra tại bài viết này cũng

là tài liệu giúp các chi nhánh ngân hàng khác có thể tham khảo, nhìn nhận tình trạng tại ngân hàng mình và có giải pháp phù hợp đối ngân hàng bạn.

Mặc dù Tác giả đã có nhiều nỗ lực nhưng bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả còn hạn chế về nguồn thông tin và số liệu về công tác cấp tín dụng dựa trên bảo đàm bằng HTK & KPT của toàn hệ thống ngân hàng để so sánh công tác này tại MB với các ngân hàng khác cũng như đánh giá toàn diện công tác cấp tín dụng dựa trên HTK & KPT của toàn hệ thống ngân hàng. Những phân tích, đánh giá và các giải pháp chủ yếu dựa trên kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế của Tác giả, do đó không tránh khỏi phiến diện, chưa đầy đủ và bao quát toàn bộ công tác cấp tín dụng dựa trên bảo đàm bằng HTK & KPT tại MB.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức và kinh nghiệm của Tác giả đối với hoạt động cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT. Tác giả cho rằng đây là đề tài có ý nghĩa trong việc quản trị rủi ro, xây dựng chính sách cũng như công tác thực tiễn tại các ngân hàng. Rất mong nhận được sự góp ý của Thầy Cô và Người đọc để bài luận văn hoàn thiện hơn và hy vọng sẽ có những đề tài sau với những nghiên cứu toàn diện và các giải pháp hữu hiệu hợn nhằm góp phần đưa sản phẩm cấp tín dụng này phát triển bền vững.

Trân trọng!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội – Chi nhánh Sài Gòn năm 2010, 2011, 2012

2. Biểu mẫu hợp đồng Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội năm 2010. 3. Duyên Duyên, 2013. 7 ngân hàng xiết nợ cùng làm việc với công an. Đất Việt

online.

4. Hướng dẫn triển khai sản phẩm cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu của Khối SME - Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội.

5. Lê Thị Thu Thủy và cộng sự, 2006. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản tư pháp.

6. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 do Quốc Hội ban hành

7. Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội, 2011.Bản cáo bạch niêm yết, Hà Nội, năm 2011

8. Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/199 của Chính Phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

9. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (tái bản lần 1). Tp Hồ Chí Minh:Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh. 10. Phạm Thị Thanh Tâm, 2011. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân

hàng TMCP ngoại thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Quyết định 8990/QĐ-HS về việc ban hành quy định cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu ngày 18/09/2011 của Tổng Giám đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội.

12. Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Số: 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2011 Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

13. Quyết định số 101/2005/QĐ-BTC ngày 29/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1).

14. Quyết định số 268/QĐ-NHQĐ-HS ngày 31/01/2007 của Tổng Giám đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội về việc hướng dẫn quản lý khoản vay theo món, hạn mức.

15. Quyết định số 3533/QĐ- MB-HS ngày 08/07/2010 của Tổng Giám đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội về việc ban hành quy trình tín dụng. 16. Quyết định số 50/QĐ-MB-HĐQT ngày 29/01/2011 của Chủ tịch Hội đồng quản

trị Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội.về việc sửa đổi quy định về tài sản bảo đảm.

17. Sao kê tín dụng, bảo lãnh, CRB, tài sản bảo đảm Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội – Chi nhánh Sài Gòn năm 2009, 2010, 2011, 2012.

Phụ lục 1: Danh sách các điểm giao dịch trực thuộc MB Sài Gòn

STT Tên gọi Địa điểm

1 Trụ sở Chi nhánh Sài

Gòn

Số 172 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

2 PGD Tôn Đức Thắng Số 02 Tôn Đức Thắng, Q1, TP. Hồ Chí Minh

3 PGD Calmete 75-77 Calmet, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

4 PGD Bến Thành 112 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

5 PGD 3/2 574-576 Đường 3/2, P.14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

6 PGD Tân Cảng Số 572, 574 Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

7 PGD Đa Kao Số 2A Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

8

PGD Nguyễn Tri Phương

Số 431, 433 Nguyễn Tri Phương, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

9 PGD Võ Văn Tần Số 401 Võ Văn Tần, P 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

10 PGD Tân Dịnh Số 192 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh

11 PGD Phạm Ngũ Lão Số 297, 299, 299A Phạm Ngũ Lão, Phạm Ngũ Lão, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh

12 PGD Khánh Hội Số 192,194 Khánh Hội, P 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

13 Điểm giao dịch Lê Duẩn

P 207 - Lầu 2, Số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

14 Điểm giao dịch Nguyễn Công Trứ

Số 112 Trần Hưng Đạo , P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP. Hồ Chí Minh

Phụ lục 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Sài Gòn năm 2010 – 2012.

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012

A. Thu nhập 587,191,598,106 1,216,993,986,065 1,193,791,171,928

I. Thu từ hoạt động tín dụng 542,171,419,294 1,083,414,584,991 1,068,421,538,589 II. Thu từ hoạt động dịch vụ 26,460,399,136 57,761,678,257 47,403,783,547 III. Thu nhập từ hoạt động KD ngoại

hối 9,198,093,651 9,755,286,296 12,050,230,711

IV. Thu nhập về hoạt động KD khác 52,941,666,666 51,825,000,002

V. Thu lãi góp vốn mua cổ phần 0 0

VI. Thu từ các hoạt động khác 9,361,686,025 13,120,769,855 14,090,619,079

B. Chi phí 509,480,839,675 1,070,294,126,376 1,111,456,217,371

I. Chi phí hoạt động TCTD 405,783,358,051 898,290,267,666 894,221,378,027 II. Chi phí hoạt động dịch vụ 1,583,535,425 1,754,982,427 2,323,644,822 III. Chi hoạt động kinh doanh ngoại

hối 28,084,688,399 38,526,881,017 9,299,337,369

IV. Chi nộp thuế và các khoản lệ phí 484,494,719 108,480,465 54,549,996 V. Chi phí hoạt động kinh doanh

khác 0 0

VI. Chi cho nhân viên 18,579,663,702 32,879,687,755 48,093,592,885 VII. Chi hoạt động quản lý công vụ 8,072,022,733 15,181,519,676 20,392,809,694 VIII. Chi vể tài sản 21,038,270,696 27,520,695,606 31,422,310,743 IX. Chi dự phòng và BHTG 11,928,577,049 34,411,531,634 80,180,796,242 X. Chi phí khác 13,926,228,901 21,620,080,130 25,467,797,593

Phụ lục 3: Một số chỉ tiêu về kinh doanh tại MB Sài Gòn qua các năm 2009 – 2012 (Đvt: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Dư nợ 2,341.56 3,675.49 4,713.72 5,203.92 Bảo lãnh 106.66 697.04 752.72 1,189.44 L/C 61.69 241.13 676.42 488.51 Tiền gửi 1,720.78 4,635.58 3,399.00 4,332.44 Lợi nhuận 28.75 77.71 146.70 82.33

Phụ lục 4: Dư nợ phân theo nhóm khách hàng năm 2010 – 2012

(Đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

KHCN 311.80 337.26 407.31

SME 1,589.71 1,766.67 1,675.50

CIB 1,773.98 2,609.78 3,121.11

Phụ lục 5: Giá trị các loại tài sản đàm bảo năm 2010 – 2012

(Đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Bất động sản 5,301.09 5,862.91 7,895.21

Sổ tiết kiệm và Tài sản khác (Chứng khoán, Kim loại, Vàng)

221.76 113.88 360.99

Động sản 2,479.79 3,013.48 2,313.71

HTK&KPT 3,978.47 6,775.77 8,375.46

Phụ lục 6: Cơ cấu tài sản bảo đảm qua các năm 2010 – 2012

(Đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Bất động sản 44.25% 37.19% 41.67%

Sổ tiết kiệm và Tài sản khác (Chứng khoán, Kim loại, Vàng)

1.85% 0.72% 1.91%

Động sản 20.70% 19.11% 12.21%

HTK&KPT 33.21% 42.98% 44.21%

Tổng tài sản 44.25% 37.19% 41.67%

Phụ lục 7: Số liệu nhóm nợ qua các năm 2010 – 2012

(Đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Nhóm 1 3,654.82 4,567.52 4,664.71

Nhóm 2 15.46 56.99 439.85

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 107 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)