Hiệu quả của tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phả

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 38 - 40)

phải thu.

1.4.2.1 Khái niệm.

Hiệu quả công tác cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT là mối tương quan giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra đối với việc cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT. Nâng cao hiệu quả công tác cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT là việc tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí việc cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT.

Lợi ích của công tác cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT đem lại: doanh thu lãi cho vay, thu phí dịch vụ (bảo lãnh, chuyển tiền, thanh toán quốc tế…), thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ, ngoài ra còn những lợi ích khác như tăng số lượng khách hàng, khuyếch trương thương hiệu của ngân hàng, đây là những yếu tố quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị phần của ngân hàng.

Chi phí: Chi phí lãi huy động, chi phí cho cơ sở vật chất (chi phí hoạt động), nguồn lực nhân sự, chi dự phòng rủi ro…

Ở một số nước, người ta thường dùng mô hình CAMELS để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, mô hình này gồm 6 chỉ tiêu: C – Captial: Vốn của bản thân ngân hàng; A – Asset quality: Chất lượng tài sản có; M – Managerment ability: Năng lực quản lý; E – Earnning: Sinh lời; L – Liquidity: Khả năng thanh toán; S – Sensitivity to market risk: Độ nhạy với rủi ro thị trường.

Các chỉ tiêu của mô hình CAMELS được dùng để đánh giá toàn diện hoạt động của ngân hàng. Tín dụng là một trong số những nghiệp ngân hàng, do đó, chúng ta có thể dựa trên một số chỉ tiêu của mô hình CAMELS để xây dựng mô hỉnh đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.

Các chỉ tiêu để đo lường hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT bao gồm ba nhóm: Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận, Nhóm chỉ tiêu rủi ro, Nhóm chỉ tiêu năng lực quản lý.

Chỉ tiêu về lợi nhuận

- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

Các chỉ tiêu về rủi ro

- Tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2 là HTK & KPT trên tổng dư nợ

Các chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý

- Tốc độ và thời gian xử lý hồ sơ

- Khả năng kiểm soát khoản vay, bảo lãnh và quản lý tài sản bảo đảm

+ Tỷ lệ nợ nhóm 2 là HTK & KPT

Tổng nợ xấu là HTK & KPT

Tổng dư nợ Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

Lợi nhuận năm t+1 – Lợi nhuận năm t

Lợi nhuận năm t =

+ Tỷ lệ nợ xấu là HTK & KPT Tổng nợ xấu là HTK & KPT =

Tổng dư nợ

Xét ở góc độ lợi ích – chi phí, các lợi ích như doanh thu lãi cho vay, thu phí dịch vụ… Các chi phí lãi huy động, chi phí cơ sở vật chất… phụ thuộc chủ yếu vào chính sách chung của ngân hàng. Do đó, để đánh giá hiệu quả công tác cấp tín dụng dựa trên HTK & KPT nội dung cần tập trung là rủi ro trong công tác tín dụng. Việc nâng cao hiệu quả cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT ở đây đó là thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, cải tiến quy định, quy trình để sử dụng hợp lý các nguồn lực và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và thu hút khách hàng, trong đó vấn đề giảm thiểu rủi ro tín dụng là mục tiêu chủ yếu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 38 - 40)