Đóng góp của tín dụng dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu đối vớ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 64 - 67)

nhuận của MB Sài Gòn

2.2.2.1 Đóng góp của tín dụng dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu đối với lợi nhuận của MB Sài Gòn lợi nhuận của MB Sài Gòn

Biểu đồ 2.10 Tăng trưởng lợi nhuận của MB Sài Gòn

Nguồn: Báo cáo tài chính tại MB Sài Gòn, Đvt: tỷ đồng - 50.00 100.00 150.00 2010 2011 2012 77.71 146.70 82.33

Lợi nhuận của MB Sài Gòn có sự biến động qua các năm, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2011 và giảm sút trong năm 2012. Nguyên nhân đến từ 2 yếu tố cấu thành lên lợi nhuận: Thu nhập và chi phí.

Biểu đồ 2.11 Thu nhập từ hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ bảo lãnh tại MB Sài Gòn

Nguồn: Báo cáo tài chính tại MB Sài Gòn, Đvt: Tỷ đồng

Thu nhập từ các hoạt động cho vay năm 2011 tăng 100% so với năm 2010 (từ 542,17 tỷ lên 1,083 tỷ). Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh cũng gia tăng mạnh mẽ trong năm 2011 (từ 13,17 tỷ tăng lên 39,46 tỷ), tăng 200%. Trong năm 2011, tỷ trọng và tốc tộ tăng trưởng dư bảo lãnh, dư nợ cho vay dựa trên HTK & KPT cũng ở mức cao. Từ các phân tích tại mục 2.1.2 về tình hình hoạt động kinh doanh của MB Sài Gòn cho thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập của MB Sài Gòn, do đó việc tăng trưởng dư nợ cho vay, bảo lãnh trong năm 2011 có đóng góp quan trọng trong việc gia tăng doanh thu và do đó làm lợi nhuận năm 2011 của MB Sài Gòn tăng cao.

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu về kinh doanh tại MB Sài Gòn qua các năm 2010 – 2012 cho thấy, năm 2012 lợi nhuận của MB Sài Gòn có sự giảm sút khá lớn, giảm 44% trong khi tổng thu nhập và doanh thu từ hoạt động cấp tín dụng chỉ giảm nhẹ, (tổng thu nhập giảm 1,91%, doanh thu từ hoạt động cấp tín dụng giảm 1.4% so với năm 2011). Nguyên nhân của sự giảm sút lớn về lợi nhuận năm 2012 là do thu nhập thì giảm nhẹ trong khi chi phí lại tăng (tổng chi phí tăng

- 200.00 400.00 600.00 800.00 1,000.00 1,200.00 2010 2011 2012 542.17 1,083 1,068 13.17 39.46 32.43 Thu từ hoạt động tín dụng Thu từ bảo lãnh

3.8%), trong đó chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi và chi cho nhân viên tăng đáng kể, với mức tăng lần lượt là 133,01% và 46,27%. Do chi bảo hiểm tiền gửi phụ thuộc vào số dư huy động tiền gửi, tuy nhiên, mức tăng của huy động tiền gửi năm 2013 không nhiều do đó, sự gia tăng đột biến của chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi chủ yếu nằm ở chi dự phòng. Nguyên nhân của việc trích dự phòng cao trong năm 2012 là do nợ xấu tăng cao trong đó nợ quá hạn nhóm 2 và nợ xấu của cho vay dựa trên HTK & KPT chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trong năm 2012, việc tăng lương cho toàn bộ nhân viên cũng gây ảnh hưởng đến tổng chi phí. Như vậy, nợ quá hạn nhóm 2 và nợ xấu của cho vay dựa trên HTK & KPT cũng góp phần đáng kể làm giảm lợi nhuận của MB Sài Gòn trong năm 2012.

Biểu đồ 2.12 Chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi, chi cho nhân viên

tại MB Sài Gòn

Nguồn: Báo cáo tài chính tại MB Sài Gòn, Đvt: tỷ đồng

Như vậy, việc đẩy mạnh sản phẩm cấp tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT là con dao 2 lưỡi, vừa có đóng góp tích cực trong việc tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2011 nhưng lại là nguyên nhân làm giảm sút lợi nhuận trong năm 2012 tại MB Sài Gòn. Đây không chỉ là vấn đề riêng của sản phẩm này mà còn là vấn đề của công tác tín dụng nói chung, bài toán đặt ra là phải làm sao tăng trưởng tín dụng một cách bền vững. Tuy nhiên đối với từng loại hình cho vay, mỗi ngân hàng cần phải có những giải pháp riêng. Tín dụng dựa trên bảo đảm bằng HTK & KPT vừa có những hiệu ứng tốt và không tốt đối với hoạt động kinh doanh của MB Sài Gòn.

- 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 2010 2011 2012 11.93 34.41 80.18 18.58 32.88 48.09 Chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi Chi cho nhân viên

Vậy giải pháp nào để phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của công tác này, đó cũng chính là một trong những mục tiêu chính của bài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Sài Gòn (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)